Quản trị nhân sự: Làm thế nào để giáo dục nhân viên

Quản trị nhân sự: Làm thế nào để giáo dục nhân viên

Làm quản lý xưa nay chưa hề là việc dễ, do vậy việc trang bị cho mình những kiến thức để quản lý con người hiệu quả là việc không thể bỏ qua. Sau đây, là 11 điều bạn nên “ Khắc cốt ghi tâm” để vận dụng linh hoạt trong việc giáo dục nhân viên

1.      Quản lý tài sản chung

Việc, giấy tờ chất đống trên bàn một cách bừa bãi, tủ đựng tài liệu không bao giờ đóng, ghế xoay lung tung … cho thấy nhân viên không quý trọng tài sản của công ty

Là một nhà quản lý đây là việc đầu tiên bạn nên giáo dục nhân viên để họ trở thành những những nhân viên ưu tú

2.      Rèn sắt khi còn nóng

Đây là giai đoạn rất quan trọng, ngay thời gian đầu nhân viên bạn gia nhập vào công ty bạn nên uốn nắn họ cho phù hợp với yêu cầu của bạn và doanh nghiệp, nếu bạn bỏ lỡ giai đoạn này thì sau này bạn sẽ không “rèn” được nữa

Có một điều quan trọng mà bạn cần nắm vững trong giai đoạn này là: Rèn luyện nhân viên thành một người kiên cường, để trong bất kỳ tình huống nào họ cũng có thể dũng cảm vươn lên

3.      Tạo điều kiện cho nhân viên đảm nhận trọng trách

Khi mới vào công ty, việc bạn tỉ mỉ hướng dẫn nhân viên theo quy trình công việc là chuyện bắt buộc. Sau khi họ đã nắm vững các quy trình, nghiệp vụ công việc, thì bạn nên để họ tự chịu trách nhiệm với kết quả mà họ tạo ra, có như vậy nhân viên của bạn mới trưởng thành được

4.      Tránh gây thương tổn đến nhân cách của nhân viên

Việc trách mắng nhân viên trong quá trình giáo dục họ là việc khó tránh khỏi, vì thế bạn nên trang bị cho mình kỹ năng “trách móc” thay vì “ bới móc” họ

Mục đích của việc trách móc là giúp họ nhận ra cái sai mà họ phạm phải và có hướng giải quyết cho cái sai đó

5.      Thừa nhận nổ lực của nhân viên

Người quản lý nên khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành công việc dựa vào các tiêu chí như: Họ có hoàn thành mục tiêu không? Có đóng góp cho lợi ích chung không? Có tiến bộ không? Có tổn thất gì không? …

Việc khen ngợi đúng việc, đúng thời điểm sẻ là đỏn bẩy nhanh chóng giúp nhân viên ngày càng hoàn thiện bản thân

6.      Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lễ phép

Trước khi muốn nhân viên bạn lễ phép với bạn thì bạn nên là người làm gương trước, sau khi bạn đã làm gương nhưng nhân viên vẫn không biết cách lễ phép thì bạn nên hỏi chính mình bạn đã nhắc nhở họ làm điều đó chưa

7.      Khích lệ ý tưởng mới

Việc thường xuyên trao đổi với nhân viên là việc nên làm thường xuyên, nhằm khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng mới , lưu ý khi khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới cần chú ý đến các điều sau đây:

- Bàn bạc có tính liên tục

- Bàn bạn thông minh và hài hước

- Khơi gợi ham muốn học hỏi của nhân viên

- Thiết kế điều tra phân tích cụ thể

- Làm cho ý tưởng được đơm hoa kết trái

8.      Truy rõ ngọn nguồn

Người quản lý muốn làm cho nhân viên biết cách làm việc thật dễ, bạn nên áp dụng “ bắng chứng nguyên thuỷ”

Kết quả công việc của nhân viên luôn phải có các chi tiết đính kèm, cho việc giải trình tại sao họ ra được kết quả này và vì sao lại làm theo cách này … nếu nhân viên nào có thể làm được việc này cho thấy họ là nhân viên ưu tú, vì họ hiểu và biết cách làm, ngược lại đối với nhân viên không đưa ra được các chi tiết cho thấy họ cần được giao nhiều lần hơn trong thời gian tới

9.      Chỉ thị đúng lúc

Trong văn hoá giao tiếp của mình, bạn nên khôn khéo sử dụng ngôn từ cho phù hợp thể hiện thông điệp rõ, để nhân viên bạn nắm được đâu là lúc bạn trao đổi công việc, đâu là lúc bạn ra chỉ thị cho họ

10.  Tạo thói quen ghi nhật ký

Bạn nên làm gương cho nhân viên trong việc này, đồng thời yêu cầu họ ghi nhận ký hàng ngày, nên khuyến khích họ ghi ra các kết quả họ đạt được trong ngày thay vì ghi quy trình làm việc, điều này giúp nhân viên biết lập kế hoạch, sắp xếp thời gian phân chia công việc và hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn

11.  Cho nhân viên những bài học đúng lúc

Khi vào công ty vài năm, quen thuộc với quy trình làm việc và có những thành tích nhất định, lúc này nhân viên bạn sẽ bắt đầu “ phàn này” hay “ trổ chứng” … đối với loại người này cách duy nhất là dồn anh ta đến bờ vực thẳm không có đường lui, cho anh ta một bài học đúng lúc, lưu ý đừng quá nóng vội khi thực hiện phương pháp này

Việc này cần thực hiện theo các bước sau

Trước tiên bạn cần làm gương

Tiếp theo là đưa ra nhiều câu hỏi “ cậu làm như vậy với tình hình hiện nay là có được không”

Đưa ra yêu cầu – yêu cầu anh ta đưa ra yêu cầu cụ thể và quán triệt thực hiện

Truy rõ ngọn ngành – sao cậu lại làm theo cách này, có căn cứ cơ sở nào không ? …

Chỉ thị nhiều mặt – cách làm của cậu như vậy là quá đơn giản, cậu có biết các công ty xunh quanh mình bây giờ họ tới đâu rồi không….

Đừng tiếc lời khen - nếu nhân viên hoàn thành tốt tất cả những điều trên chứng tỏ anh ta là người có tại, đừng tiếc lời khen ngợi anh ta

Suy cho cùng, việc giáo dục nhân viên là để nhà quản lý đào tạo nhân viên có thể làm việc độc lập với hiệu quả cao, nhiều nhà quản lý lo lắng khi nhân viên của họ đã trưởng thành thì trách nhiệm và phần việc của họ với công ty không còn nhiều, lúc đó công ty có thể “ loại bỏ” nhà quản lý bất kỳ lúc nào, đó là ý tưởng sai lầm cho thấy bạn chưa có tố chất của nhà quản lý. Nên nhớ, nghiệp vụ thực thi công việc thì có rất nhiều người có thể hoàn thành tốt, nhưng không phải ai cũng có thể làm quản lý tốt, nên khi bạn là nhà quản lý tốt thì giá trị bạn mang lại cho doanh nghiệp là vô giá và không có doanh nghiệp nào lại không cần đến bạn.

Chúc bạn may mắn và thành công!

Maria Trần

DMCA.com Protection Status