Góc công sở: Làm sao để khi nghỉ việc đột xuất không mất thiện cảm với Sếp và Đồng nghiệp
Mỗi chúng ta ít nhất đều một lần xin nghỉ việc tìm môi trường mới làm việc. Trong khi các nhà tuyển dụng đang “mời gọi” và lịch phỏng vấn đang chờ đợi mình, vậy thì làm sao để mở lời xin nghỉ việc với sếp là vấn đề khiến nhiều người khó xử. Hãy cùng vượt qua khó khăn trên với những mẹo sau đây nhé.
Tìm lý do nghỉ việc hợp lý
Không phải ai cũng may mắn tìm được công việc phù hợp với mình. Đứng trước một thời khắc nào đó trong cuộc đời, chúng ta có những định hướng mới cho sự nghiệp của riêng mình. Chính những suy nghĩ này thúc đẩy chúng ta “thay mới” môi trường làm việc của mình. Nếu bạn gặp nhiều rắc rối và không hòa thuận với mọi người nơi làm việc, lựa chọn ra đi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, mối quan hệ với mọi người tốt, nhưng bạn không tìm thấy con đường phát triển cho sự nghiệp mình tại đây. Trong trường hợp này, nhiều người chênh vênh giữa hai bờ sự nghiệp và tình cảm khó vẹn toàn. Dù thế nào, bạn vẫn phải lựa chọn sự nghiệp để đảm bảo cuộc sống của bản thân mình. Đầu tiên, hãy lựa chọn lý do nghỉ việc hợp lý nhất cho mình nhé.
Sức khỏe
Chúng ta phải có đủ sức khỏe mới có thể tiếp tục làm việc lâu dài. Nếu công việc ảnh hưởng trực tiếp khiến sức khỏe giảm sút, quyết định ra đi sẽ khiến cấp trên dễ dàng chấp nhận hơn. Bởi không ai đủ khả năng chịu trách nhiệm trước tính mạng của bạn. Đây là lý do hợp lý khiến sếp không thể khước từ lời đề nghị nghỉ việc từ bạn.
Áp lực công việc
Áp lực công việc luôn là “bóng ma” vô hình tác động tiêu cực đến sức khỏe và năng suất làm việc. Người luôn phải đối đầu với căng thẳng sẽ khó hoàn thành tốt công việc được giao. Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy : áp lực từ công việc lâu dài gây tổn hại đến sức khỏe thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người lao động. Những căn bệnh nghề nghiệp hay đột quỵ vì làm việc quá sức không hề hiếm xảy ra. Hãy nói những khó khăn đang gặp phải và cho sếp biết quyết định ra đi của mình là tốt cho cả hai.
Chuyển nhà
Vị trí địa lý cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến công việc. Nếu phải di chuyển xa làm mất thời gian và khiến chúng ta mệt mỏi. Bởi mỗi ngày đi làm như một chuyến đi phượt bất đắc dĩ. Vì thế, chúng ta có thể chọn lý do nhà xa hoặc phải chuyển nhà đi nơi khác không đảm bảo được công việc để quyết định ra đi. Đây là lý do bất khả kháng sẽ khiến sếp dễ dàng chấp nhận hơn.
Muốn học cao hơn
Bạn có thể chọn lý do cần thời gian để nâng cao trình độ bản thân. Nếu vừa học vừa làm sẽ khiến bạn phân tâm không thể hoàn thành tốt công việc được giao. Vì thế, bạn chọn nghỉ việc để tập trung học tập và không ảnh hưởng đến công ty. Đây là lý do được nhiều bạn trẻ đang áp dụng.
Chọn thời điểm phù hợp
Khi nhân viên nghỉ việc, công ty cần có thời gian cho người mới thích ứng với công việc. Chính vì điều đó, việc lựa chọn thời điểm nghỉ việc của bạn rất quan trọng. Nếu bạn là nhân viên kế toán, việc nộp đơn xin nghỉ vào thời điểm quyết toán thuế cuối năm chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lúc này công ty đang cần người giải quyết hồ sơ với cơ quan thuế, đưa người mới vào mất nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến công ty. Dù bạn sắp nghỉ việc nhưng chọn thời gian công ty đang cần người sẽ không thuận lợi, còn để lại ấn tượng xấu đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn nên chú ý trước những quy định của Luật lao động về thời gian nghỉ việc. Bạn không nên tiết lộ thông tin hoặc ý định nhảy việc trước khi có quyết định chính thức để tránh bị làm khó. Mặt khác, những thông tin nghỉ việc này bạn chưa trực tiếp nói với sếp nhưng đồng nghiệp đã truyền đến tai cấp trên sẽ không hay. Bởi sếp sẽ cho rằng bạn làm việc thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng họ. Vì thế, hãy giữ miệng trước khi ra quyết định chính thức nhé.
Làm việc chuyên nghiệp đến phút cuối cùng
Trước khi rời đi, chúng ta đã có khoảng thời gian làm việc cùng nhau. Nếu bạn trong tư thế của người sắp nghỉ và mặc kệ công việc, chính đồng nghiệp ở lại là người gánh “hậu quả” thay bạn. Đừng để lại ấn tượng xấu xí với những người bạn kề vai sát cánh cùng chúng ta. Hãy có trách nhiệm với công việc của mình đến phút cuối cùng. Mặt khác, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm lại sếp cũ của bạn để hỏi về quá trình công tác. Vì thế, chuyên nghiệp đến lúc ra đi sẽ để lại ấn tượng trong mắt sếp. Lúc cần, chính sếp hoặc những đồng nghiệp cũ có thể là người giúp đỡ cho chúng ta thuận lợi hơn khi phỏng vấn nơi khác. Ngoài ra, có trách nhiệm trước công việc của mình giúp bạn ra khi nhẹ nhàng và không áy náy với những người ở lại.
Tìm người kế thừa trước khi rời đi
Để nghỉ việc không vướng bận, bạn đòi hỏi phải tìm người mới thay thế vị trí của mình. Bạn cần đề xuất kế hoạch tuyển dụng hoặc tìm kiếm các mối liên hệ để tuyển được người thừa kế vị trí của mình. Có như thế, bạn mới hoàn thành được trách nhiệm của mình với công ty và rời đi dễ dàng hơn.
Bạn có thể tham khảo những trang website tuyển dụng, đăng bài trên hội nhóm, các diễn đàn để tìm ứng viên. Ngoài ra, chúng ta đừng bỏ qua nguồn nhân lực được giới thiệu từ những đồng nghiệp hay bạn bè xung quanh. Nếu vị trí mới đang đợi bạn, hãy tận dụng hết mọi nguồn lực để tìm kiếm người thay thế.
Dù bạn lựa chọn bất kỳ lý do gì để rời đi, hãy chọn lý do hợp lý nhất để thuyết phục sếp. Cấp trên có thể sẽ không tin vào lý do bạn đưa ra, nhưng hãy cố gắng nghỉ việc một cách chuyên nghiệp để sếp không có cớ để làm khó bạn. Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ đem lại “Tips” hữu ích cho các bạn.
Theo Hrinsider