HĐLĐ có bắt buộc ghi rõ chức danh của người ký đối với người đại diện cho NSDLĐ không?
Khi giao kết HĐLĐ, NSDLĐ và NLĐ sẽ cùng nhau đàm phán, thỏa thuận để ký vào thỏa thuận lao động giữa các bên. NSDLĐ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối với NSDLĐ là cá nhân thì chính cá nhân đó phải trực tiếp đứng ra giao kết HĐLĐ đối với NLĐ. Tuy nhiên, đối với NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức thì với đặc điểm là pháp nhân nên sẽ không thể tự mình đứng ra ký HĐLĐ với NLĐ mà phải thông qua cơ chế đại diện. Người đại diện cho NSDLĐ sẽ đứng ra để ký kết HĐLĐ.
Theo đó, người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) NĐDTPL của doanhnghiệp hoặc người được ủy quyềntheo quy định của pháp luật; (ii) người đứng đầu của cơ quan hay tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; (iii) người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác hay tổ
23 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020
24 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019
chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;và (iv) cá nhân trực tiếp sử dụng lao động25. Nếu được ủy quyền thì người được ủy quyền giao kết HĐLĐ không được ủy quyền lại cho người khác26.
Đối với NSDLĐ khi giao kết HĐLĐ thông qua người đại diện, pháp luật về lao động có quy định trong nội dung của HĐLĐ cần có thông tin về tên, địa chỉ của NSDLĐ và họ và tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ27. Như vậy, người đại diện (có thể là NĐDTPL hay đại diện theo ủy quyền) của doanh nghiệp khi đứng ra giao kết HĐLĐ với NLĐ cần phải lưu ý ghi rõ họ và tên và chức danh theo đúng quy định của pháp luật. Nếu sửa đổi, bổ sung HĐLĐ bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết HĐLĐ mới28, người đại diện của NSDLĐ cũng cần lưu ý ghi rõ họ và tên và chức danh của mình.
Theo Phước and Parners