Quản trị nhân sự:Người EQ cao xử lý khéo léo tình huống "khúc mắc" với sếp để tránh mang họa vào thân
Nếu khi làm việc gặp phải khúc mắc với lãnh đạo, xử lý thế nào là tốt nhất? Những người có EQ cao sẽ dùng 4 cách này khiến sếp thay đổi quan điểm 180 độ.
Hiện tại, Xiao Li đang là nhân viên kinh doanh tại một công ty thương mại nước ngoài. Cách đây không lâu, công ty đã có thêm một quản lý là người nhà của giám đốc. Vị quản lý này sẽ phụ trách theo dõi và giải quyết các hoạt động của tất cả nhân viên kinh doanh trong công ty.
Trước đó, vị quản lý chưa từng tiếp xúc với các công việc trong công ty Xiao Li đang làm nên hầu hết các công việc được phân công và đánh giá dựa trên thái độ và biểu hiện của nhân viên trong những ngày đầu cùng làm việc. Những người biết cách cư xử, có kỹ năng giao tiếp tốt được phân công phụ trách nhiều khách hàng tốt hơn, còn những người lạnh nhạt sẽ không nhận được sự ưu ái kia.
Vốn dĩ Xiao Li không có bất kỳ ý kiến gì, đối với anh ấy, việc có thêm một khách hàng hay ít đi một khách hàng không phải là vấn đề lớn.
Nhưng đến một hôm, vì yêu cầu từ cấp trên, quản lý yêu cầu cầu Xiao Li giao lại phần việc hợp tác với vị khách hàng anh vừa đàm phán xong cho một đồng nghiệp khác. Lúc này, trong lòng Xiao Li cảm thấy vô cùng tức giận, anh đã tốn công tốn sức gần nửa năm để chăm sóc vị khách hàng này, tương lai hợp tác đang ở trước mắt nhưng cuối cùng lại bị người khác giật mất. Nhưng vì đây là yêu cầu công việc dù có tức giận, Xiao Li vẫn phải thực hiện.
Những ngày sau đó, thái độ làm việc của Xiao Li đã thay đổi rõ ràng. Anh cảm thấy vị quản lý ấy là một quả bom nổ chậm, tương lai của công ty sớm muộn cũng sẽ quản lý phá hỏng. Vì vậy, cả tuần đó, Xiao Li làm việc uể oải và không hề hiệu quả.
Trong cuộc họp bộ phận cuối tuần, quản lý đã phê bình Xiao Li làm việc không đến nơi đến chốn, chuyên môn yếu kém, kỹ năng bằng không, giao tiếp cực kì tệ. Lúc này, những cảm xúc tiêu cực tích tụ cả tuần trong lòng Xiao Li bùng nổ, anh đứng lên nói thẳng với quản lý: “Anh mới đến công ty được vài ngày, tôi mới phải là người nói cho anh biết anh nên làm cái gì và làm như thế nào.”
Quản lý nghe xong liền yêu cầu Xiao Li lập tức rời khỏi phòng họp. Sau ngày hôm đó, công việc của Xiao Li càng ngày càng áp lực. Không lâu sau đó, anh không lựa chọn nào khác ngoài viết đơn thôi việc.
Trong công việc, sếp của bạn chính là người có thể quyết định tương lai và sự thăng tiến của bạn. Vì vậy, ngay cả khi nảy sinh mâu thuẫn cũng đừng thách thức quyền lực của sếp. Một khi bạn lỡ lời, dù sếp có nói ra hay không, sự nghiệp của bạn đã được định trước là không có có tương lai rồi.
Nhìn chung, dù ở bất cứ đâu, người lãnh đạo luôn cần giữ một khoảng cách nhất định với nhân viên để thiết lập quyền lực của chính họ. Nếu bạn dám vượt qua ranh giới này, sẽ là tự chặn con đường thăng tiến của bản thân, hãy ghi nhớ những điều dưới đây.
Không biết điều chính là tự nhận lấy thất bại
Khi đi làm, đừng bao giờ chọc giận sếp. Một khi đã phạm phải lỗi tối kỵ này, sếp sẽ coi bạn như cái gai trong mắt, là n
gười không biết cư xử trong công việc, sớm muộn sẽ tìm cách “nhổ” bạn đi.
Đừng cố tỏ ra mình giỏi hơn
Không một vị lãnh đạo nào thích bị cấp dưới ganh đua và cạnh tranh vị trí dẫn đầu. Dù sếp bạn có là người trọng dụng nhân tài đến đâu, một khi bạn có biểu hiện muốn “vượt mặt” cấp trên để thăng tiến nhanh hơn, sếp nhất định sẽ không để bạn muốn làm gì thì làm.
Nếu trong quá trình làm việc mà gặp phải những khúc mắc với lãnh đạo, xử lý thế nào là tốt nhất?
Bình tĩnh, chủ động trao đổi khi có khúc mắc
Lãnh đạo đều là những người bận rộn trăm công nghìn việc, không thể biết được tính cách, năng lực, hiệu quả công việc của từng cấp dưới nên sẽ có lúc họ đánh giá dựa nhân viên trên ấn tượng ban đầu.
Nếu một ngày bạn nhận thấy lãnh đạo bắt đầu có thành kiến với mình, đừng vội hoang mang, hãy bình tĩnh xem xét lại bản thân và tìm cơ hội thích hợp trao đổi về những khúc mắc giữa bạn và sếp. Nên nhớ, luôn dùng thái độ chân thành, cởi mở và cầu thị để bày tỏ quan điểm và mong muốn của mình.
Biết cách thay đổi bản thân
Sau khi trao đổi với lãnh đạo và tìm ra vấn đề cùng phương pháp khắc phục phù hợp, nếu là năng lực chuyên môn, hãy cố gắng cải thiện, nỗ lực và phấn đấu làm tốt hơn nữa.
Còn nếu là do tính cách, hãy cố gắng tiết chế bản thân và thích ứng với phong cách làm việc của lãnh đạo. Khi nhận thấy sự thay đổi tích cực trong thái độ làm việc và chất lượng công việc, sếp sẽ dần dần thay đổi cách nhìn với bạn.
Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân
Ở nơi làm việc, nếu bạn muốn có được sự tôn trọng của người khác, bạn phải là người có thực lực trước đã. Khi bạn nỗ lực để nâng cao năng lực cũng chính là khi bạn đã gia tăng trọng lượng cho tiếng nói của chính mình.
Yu Minhong đã từng nói: "May mắn không bao giờ có thể tồn tại suốt đời. Điều duy nhất có thể giúp bạn tồn tại cả đời chính là năng lực của chính bạn”.
Theo Toutiao