HĐLĐ của người làmviệc theo dự án mà khi kết thúc dự án, chủ dự án không thể giải quyết được việc làmcho những người làmviệc thì sẽ được xử lý như thế nào?

Trước hết, doanh nghiệp cần nhận định hợp đồng được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và NLĐ nêu trên là HĐLĐ hay hợp đồng dân sự chẳnghạn như hợp đồng hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác, v.v...

Theo quy định của BLLĐ 2019, HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ lao động. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành và giám sát của một bên thì cũng được xem như là HĐLĐ.

Trường hợp 1: Hợp đồng trên là HĐLĐ

Theo quy định của pháp luật về lao động, có tất cả 13 trườnghợp chấm dứt HĐLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ. Trong đó, trường hợp “Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ” thuộc một trong 13 trườnghợp nêu trên và đương nhiên sẽ là căn cứ pháp lý hợp pháp để chấm dứt HĐLĐ.16Tuy nhiên, NSDLĐ chỉ có thể áp dụng căn cứ này với điều kiện các bên đã xác định và thống nhất trước những công việc mà NLĐ phải hoàn thành theo thỏa thuận trong hợp đồng, do đó khi dự án kết thúc dẫn tới những công việc đã thỏa thuậntrong HĐLĐ đượchoàn thành thì HĐLĐ cũng sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, nếu NSDLĐ không thể áp dụng căn cứ pháp lý nêu trên do HĐLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ không có điều khoản xác

định một cách rõ ràng về những công việc mà NLĐ phải hoàn thành thì NSDLĐ cũng có thể áp dụng lý do do thay đổi cơ cấu, công nghệ để chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.17 Cụ thể, những trường hợp sau đây sẽ được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại laođộng;

Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; và

Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Tùy thuộc vào nội dung của dự án đã kết thúc mà NSDLĐ sẽ xác định đây là thay đổi quy trình, công nghệ hay là thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, NSDLĐ cần lưu ý trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ thì NSDLĐphải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Nếu NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm. Bên cạnh đó, việc cho thôi việc đối với NLĐ chỉ được tiến hành sau khi NSDLĐ đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

Trường hợp 2: Hợp đồng nêu trên không phải là HĐLĐ

Rất nhiều NSDLĐ đã đề xuất ký các loại hợp đồng khác với NLĐ chẳng hạn như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cộng tác viên thay cho HĐLĐ nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Hai điều kiện then chốt để xác định một hợp đồng là HĐLĐ bao gồm: tính chất về việc làm có trả công, tiền lương và tính chất về sự quản lý, điều hành, giám sát. Do đó nếu hợp đồng thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ không có hai tính chất vừa nêu thì rất có thể hợp đồng giữa hai bên không phải là HĐLĐ.

Nếu hợp đồng nêu trên là hợp đồng dịch vụ thì theo quy định, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng

17 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019.

dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.18 Tuy nhiên, NSDLĐ cần lưu ý đặc điểm bên cung ứng dịch vụ phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh thì mới được phép thực hiện dưới hình thức là một hoạt động thương mại thay cho hình thức mối quan hệ lao động. 19

Như vậy, nếu mối quan hệ trong hợp đồng giữa NSDLĐ và NLĐ nêutrên là mối quan hệ dân sự thì việc chấm dứt sẽ ít bị ràng buộc hơn so với mối quan hệ lao động. Chẳng hạn, với hợp đồng dịch vụ, NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi choNSDLĐ chỉ với điều kiện phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý nào đó. 20

Theo Phuoc and Parner

DMCA.com Protection Status