Quản trị nhân sự: Phương pháp nắm bắt tâm lý cấp dưới
Sau đây là các phương pháp giúp nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt được tâm lý cấp dưới :
1. Chấp nhận trở lại điểm ban đầu
Khi mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên trở nên xấu đi, bạn nên thực hiện phương pháp bắt đầu lại từ đầu, như kiểm tra lại tài liệu ban đầu, xét từ điểm xuất phát, xét lại tư tưởng bối cảnh lịch sử, điểm xuất phát … bắt đầu lại tất cả từ ban đầu giúp bạn thay đổi cục diện làm cho công việc được thuận lợi hơn
2. Điều chỉnh thái độ phù hợp với hoàn cảnh
Bạn phải thường xuyên kiểm thảo hoặc thay đổi thái độ quản lý của mình để nhân viên nhận thức bạn từ nhiều phương diện, từ đó phát hiện ra được thế mạnh của bạn
3. Là một thính giả trung thực
Nhà lãnh đạo là người có chủ trương riêng, nếu không có chủ trương riêng rất khó để dẫn dắc tập thể nhưng nếu chủ trương quá mạnh thì không lắng nghe được ý kiến của người xung quang, do vậy bạn cần biết lắng nghe và hiểu tâm lý của cấp dưới có như vậy sẻ giúp bạn dễ dàng quản lý họ
4. Đừng chỉ phê bình
Người quản lý được nhân viên tin cậy nhất chính là người không nói xấu cấp trên, phê bình cấp dưới nhưng hãy luôn nói về điểm mạnh của họ
5. Đừng độc chiến công lao
Dù là một sự trợ giúp nhỏ nhoi của cấp dưới bạn cũng phải thể hiện lòng cảm kích chân thành, không được cướp công của cấp dưới
6. Quan tâm đến sức khoẻ cấp dưới
Muốn được nhân viên yêu quý và tín phục, bạn hãy quan tâm chân thành đến sức khoẻ của họ
7. Không né tránh trách nhiệm
Thường khi một sự cố xẩy ra thì người quản lý tìm cách che dấu và đối phó với cấp trên bằng cách đùn đẩy trách nhiệm, tuy nhiên bạn nên nhớ khi đã là quản lý thì bạn không được nghỉ đến mình mà phải nghỉ đến tập thể, đặt lợi ích công ty lên hàng đầu, mọi hành động không được đi trái lại với lợi ích của công ty, hãy thể hiện mình là một nhà quản lý có tinh thần trách nhiệm
8. Đích thân xử lý
Khi xẩy ra sai lầm đừng cố che dấu, nhưng hãy thể hiện tâm huyết chống lại và sửa chữa các sai lầm, có như vậy người quản lý sẽ ngày càng tiến bộ
9. Phát hiện nhân tài
Khi sử dụng nhân sự nên quan sát toàn diện con người của họ, cố gắng phát huy sở trường bao dung cho sở đoản vì sở đoản cũng có thể quay lại thành sở trường
10. Không nghe xu nịnh
Bạn phải luôn luôn cảnh tỉnh để phát hiện ra đâu là lời góp ý chân thành, đâu là lời xu nịnh hảo huyền không có thật, nó sẻ hữu dụng với bạn rất nhiều
11. Phá gia chi tử
Nhiều nhân viên tỏ ra rất tư tự khi chỉ nghỉ đến quyền lợi cá nhân của mình mà không nghỉ đến lợi ích cho những người xung quanh, là nhà quản lý bạn nên áp dụng câu nói của tống thống mỹ đã hỏi họ “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, nhưng hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc”
12. Chân thành ủng hộ công đoàn
Công đoàn ở đây là người đại diện cho chính sách của người sử dụng lao động đối với người lao động, người quản lý nên uỷ thác cho họ đứng ra trợ giúp không nên ngay từ đầu đã tỏ ra thái độ cự tuyệt đây là thái độ hoàn toàn sai lầm
13. Ngăn chặn tin đồn nhảm
Hãy luôn tỉnh táo và hành động theo lương tâm của bạn, bạn không có gì phải xáo trộn trước các thị phi đồn nhảm nhưng luôn bình thản ung dung
14. Thường xuyên liên hệ với cấp dưới
Hãy dành thời gian hàng tuần, háng tháng có khi là hàng ngày để liên hệ với cấp dưới của bạn điều này sẽ giúp ích cho bạn hiểu họ và điều chỉnh phong cách quản lý của mình một cách hiệu quả hơn
15. Bài học hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng
Hãy nghi lại những trãi nghiệm, thành công, thất bại … rồi từ đó rút ra được những bài học nhất định theo thời gian, sự việc … làm như vậy sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ
Chúc bạn thành công, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý nhân viên cấp dưới và cần sự tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Maria Trần