Quản trị nhân sự : “Career break” – Khi nào thì bạn cần một khoảng nghỉ cho sự nghiệp?

Quản  trị  nhân  sự : “Career break” – Khi nào thì bạn cần một khoảng nghỉ cho sự nghiệp?

Những phân tích chăm sóc sức khỏe văn phòng gần đây cho thấy sự thay đổi về mức độ căng thẳng của dân văn phòng tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt trong thời kỳ Covid hiện nay từ thay đổi môi trường làm việc đến cuộc sống. Nhiều người không nhận ra tình trạng kiệt sức của bạn thân dẫn đến những đáng tiếc xảy ra. Đây chính là thời điểm bạn cần “Career break” hay còn gọi là khoảng nghỉ cho bản thân.

Khoảng thời gian nghỉ giải lao rất quan trọng đối với cơ thể con người — góp phần tạo nên ranh giới, tâm trạng và sức khỏe lành mạnh. Đồng thời các triệu chứng của kiệt sức có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây ở bản thân, có thể đã đến lúc bạn đang cần khoảng thời gian nghỉ ngơi.

Thời gian nghỉ này sẽ diễn ra trong bao lâu?

Hãy đưa ra mục tiêu của bạn trong khoảng thời gian nghỉ bằng một tầm nhìn rõ ràng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng thời gian nghỉ 3 tháng là phù hợp để tạo ra sự thay đổi với về mọi thứ của bản thân, từ thói quen đến định hướng, đây sẽ là bước chuyển mình vô cùng hiệu quả.

Hãy chắc chắn rằng khoảng thời gian mà bạn đề ra đủ để thay đổi những thói quen hằng ngày của bạn, và liên tục duy trì chúng cho đến khi bạn cảm nhận được sự thay đổi của bản thân.

Cần làm gì trong khoảng thời gian này

1. Định vị  bản thân trong tương lai

Hãy suy ngẫm về những công việc mà bạn dự định trong tương lai, đó có thể là một công việc mới không liên quan đến ngành của bạn, cũng có thể là một vị trí mới tại công ty A hoặc B, hay bạn muốn thử kinh doanh riêng cho bản thân. Hay đơn giản là bạn muốn đổi thành phố để trải nghiệm những điều mới hơn.

Nhưng quan trọng nhất hãy xác định bạn là ai lương lai, bạn muốn trở thành người như thế nào trong 10 năm tới? Công việc mà bạn thực sự thích là gì? Làm mọi thứ để không khiến bạn cảm thấy lạc lõng trong tương lai của mình. Nếu bạn không biết chúng là gì, hãy thử nhiều công việc khác nhau để tìm ra nó.

2. Phát triển chuyên môn kỹ năng mà bạn đã chọn

Hãy tiếp tục phát triển chuyên môn mà bạn đã học 5 năm, đi sâu vào những ngách khác để thấy sự liên quan trong ngành. Hơn nữa bạn cũng nên phát triển thêm chuyên môn nâng cao để mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Đây cũng là nghề chính của bạn giúp bạn duy trì cuộc sống hằng ngày.

Bên cạnh đó hãy học thêm những điều mới như một ngôn ngữ mới, kỹ năng mới mà bạn cảm thấy hứng thú hoặc có tiềm năng trong tương lai. Hiện nay có khá nhiều khoá học đào tạo sâu về kỹ năng chuyên môn từng ngành, bạn có thể tham khảo chúng.

3. Chuẩn bị cho bước chuyển mình

Kiểm tra xem CV của bạn có thể đã đến lúc nào mới chúng. Hãy tạo cho bạn pròile thật hoàn chỉnh, rõ ràng, và trọng tâm vào ngành bạn đang tuyển dụng, hơn thế nữa bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phỏng vấn xin việc.

Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch, công cụ, thiết bị để bắt đầu cho một khởi đầu mới.

Hãy tìm cho bạn những người bạn đồng hành tích cực để có thêm nhiều động lực trong những lúc bạn cảm thấy lạc lõng. Mối quan hệ thân thiết đôi khi sẽ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời, hay đơn giản là người thân cho gia đình.

Kết luận

Mọi người đều cần nghỉ ngơi theo thời gian, nhưng có thể khó nhận ra khi nào là thời điểm tốt để tạm dừng mọi hoạt động.

Nếu bạn cảm thấy mình hơi chán khi làm những việc khác so với trước đây, bạn có thể cần phải tạm dừng công việc hàng ngày của mình. Nếu cần thiết bạn nên có cuộc kiểm tra toàn diện với bác sĩ để cải thiện tình trạng hiện tại. Họ có thể giúp bạn xác định các nguồn căng thẳng chính trong cuộc sống và giúp bạn tìm ra cách để ưu tiên cho hạnh phúc của bản thân.

Nên nhớ rằng một trong những dấu hiệu trên nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu bạn thấy rằng những cảm giác này vẫn còn, ngay cả sau khi nghỉ ngơi thư giãn, bạn nên đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần.

— theo HR Insider —

DMCA.com Protection Status