phương pháp đánh giá theo MBO là gì? Ưu- Nhược điểm Của MBO?
MBO – Công cụ quản trị theo mục tiêu
MBO là từ viết tắt của cụm từ “Management By Objectives” dịch sang tiếng việt là quản trị/quản lý theo mục tiêu.MBO giúp doanh nghiệp quản lý dựa trên việc xác định mục tiêu hàng đầu của công ty, từ đó xác định mục tiêu cho từng nhân viên, từ lãnh đạo cấp cao nhất xuống các nhân viên thực thi bên dưới. MBO là công cụ quản lý dựa trên việc nhận định mục tiêu và đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu.
Do lấy mục tiêu làm cốt lõi, các bước thực hiện MBO cũng xoay quanh quá trình nhận định và thực thi mục tiêu.
Bước 1: Xem xét và thiết lập các mục tiêu của công ty
Bước 2: Dựa trên mục tiêu của công ty, xây dựng mục tiêu của từng cá nhân
Bước 3: Theo dõi và kiểm soát tiến trình thực hiện
Bước 4: Đánh giá mức độ hiệu quả
Bước 5: Ghi nhận kết quả, khen thưởng
việc xác định mục tiêu là vô cùng quan trọng trong phương pháp đánh giá MBO vì nếu xác định sai mục tiêu thì việc áp dụng công cụ MBO sẽ thất bại ngay từ khi bắt đầu. Chính vì tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp thường rất cẩn trọng trong việc suy nghĩ, định hướng và lựa chọn các mục tiêu theo nguyên tắc SMART. Trong đó:
S: Specific - cụ thể
M: Measurable - đo lường được
A: Achievable - có khả năng đạt được
R: Realistics - thực tế
T: Timebound - có thời hạn
Đồng thời, các mục tiêu trong hệ thống MBO cũng được phân chia thành 3 loại cụ thể: mục tiêu cho công việc hàng ngày, mục tiêu giải quyết vấn đề và mục tiêu đổi mới. Mục tiêu cho công việc hàng ngày nhằm duy trì các hoạt động của tổ chức. Mục tiêu giải quyết vấn đề đáp ứng việc giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh. Và mục tiêu đổi mới, thường là mục tiêu dài dạn hoặc mục tiêu phát triển của tổ chức.
MBO có nguồn gốc từ đâu?
MBO manh nha ra đời từ lý thuyết phân quyền được đề cập đến trong cuốn “Concept of Corporation” (tạm dịch “Quan Niệm về Doanh Nghiệp”) được Peter Drucker viết năm 1946. Tới năm 1954, cuốn sách “Thực hành quản trị” xuất bản cũng là lúc MBO hoàn thiện và ra mắt với mọi người, sau đó được các doanh nghiệp vận dụng vào quy trình quản trị của mình.
Sức mạnh của MBO
Thúc đẩy việc lập kế hoạch
Thực hiện công tác quản lý theo phương pháp MBO sẽ giúp doanh nghiệp của mình xác định chính xác mục tiêu và phát triển đúng hướng. Hơn nữa, các mục tiêu quản lý thúc đẩy các nhà quản lý quan tâm đến kết quả hơn cách làm việc như thế nào.
Lợi ích của MBO giúp nâng cao tính cộng tác
MBO giúp các công ty xác định điều hướng mục tiêu cá nhân sang các mục tiêu chung. Để tạo và xác thực các mục hiệu ứng, mỗi cá nhân phải có vai trò nhất định trong một tổ chức. Từ đó, các công ty có thể dễ dàng kết nối các phòng ban khác nhau để nâng cao sự hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Tạo ra động lực và cam kết
Tất cả cấp dưới được yêu cầu tham gia vào quá trình thiết lập công cụ đánh giá định hướng và hiệu suất. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng mà còn có sự cam kết và đồng thuận giữa các bộ phận. Nhờ vậy, công việc của doanh nghiệp sẽ trơn tru hơn.
Đánh giá cùng kiểm định công bằng
Quản trị theo MBO giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu suất của từng nhân viên dựa trên định hướng công việc. MBO cũng cho phép các công ty đánh giá công bằng nhân viên dựa trên kết quả khách quan và thực tế.
Nâng cao nhân sự
Quản lý theo mục tiêu (MBO) thúc đẩy quản lý và phát triển nhân viên tự học hỏi. Khi sử dụng cách tiếp cận này, các nhà quản lý sẽ học được nhiều kinh nghiệm từ đó tư duy cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, quyền kiểm soát, điều hành sẽ được nâng cao.
Ưu - nhược điểm của MBO
Ưu điểm:
- Cho phép cấp dưới, các bộ phận chủ động tham gia sáng tạo trong công việc.
- Tạo tính chủ động cho bản thân mỗi nhân viên và các hoạt động quản trị doanh nghiệp.
- Mang đến nhiều thời gian hơn cho bộ phận lãnh đạo.
- Tính linh động cao, chủ động trước những trường hợp ngoài mong muốn phát sinh.
- Thực hiện việc quản trị theo hướng minh bạch, công bằng đúng theo năng lực của từng bộ phận nhân viên.
Nhược điểm:
- Không thể đảm bảo sự tập trung cho người lao động.
- Việc kiểm soát các quy trình quản lý cụ thể của công ty là rất khó.
- Quản trị công ty có thể đi lệnh hướng bất cứ lúc nào.
- Đội ngũ cán bộ cơ quan điều hành MBO phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Khó khăn trong việc kiểm soát chi phí và hành vi thực hiện không nhất quán trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Maria - Tran Thi Quy - Business Development Manager
Han Phuc - Sofware solution and service company
Website: https://record.vn/
Adress: 85 Hoàng Sa St, Ward Đa Kao, Dist 1, HCMC
Phone/ zalo: (84) + 0766 543 471/Email: [email protected]