Phần mềm nhân sự: Quản lý ngày phép của nhân viên – có gì đâu phải dùng phần mềm?
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 (Bộ luật số: 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019) như sau:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”
Ngoài ra, Điều 114 Bô luật lao động năm 2019 còn quy định ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc khi người lao động làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm: theo Điều 65 Nghị định 145/2020 (Số: 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bô luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
"1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động".
Như vậy, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114 Bô luật lao động và Điều 66 Nghị định 145/2020 nêu trên thì số ngày nghỉ phép năm của người lao động được tính như sau:
Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hàng năm : 12) x Số tháng làm việc thực tế
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động (quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bô luật lao động năm 2019).
- Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.
Ví dụ: Anh H làm việc cho Công ty M được 06 tháng, trong điều kiện bình thường, thì số ngày phép năm của anh H = (12 ngày : 12) x 6 tháng = 6 ngày.
Đối với người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có)
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động.
- Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.
Ví dụ: Chị D làm việc cho Công ty N trong điều kiện bình thường, mỗi năm được nghỉ phép 12 ngày. Nếu chị D đã làm việc cho Công ty M đủ 5 năm thì từ năm thứ 06 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 1 = 13 ngày, thì từ năm thứ 11 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 2 = 14 ngày,…/.
**
Như vậy, Luật lao động đã quy định rất cụ thể và chi tiêt về ngày phép cho người lao động ? Có phải chăng tất cả mọi doanh nghiệp đều làm theo một công thức chung?
Câu chuyện không hề đơn giản như vậy, việc vận hành một công ty phải dựa vào nội quy, quy định riêng của từng công ty đó.
Việc xin phép nghỉ phép, phê duyệt nghỉ phép, cách tính phép, quản lý phép của người lao động là do chủ doanh nghiệp xây dựng và ban hành, chính sách này mang đặc tính riêng phù hợp với văn hoá, chi phí, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nhưng luôn tuân thủ theo đúng luật lao động.
Vì thế, khi bạn sử dụng phần mềm quản lý phép trong phân hệ phần mềm quản lý nhân sự của chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn và đưa ra các giải pháp thực tế về các chính sách quản lý và thực hiện ngày phép của nhân viên
Phần mềm là công cụ quản lý phép theo công ghệ hiện đại trong viêc đưa công nghệ thông tin vào quản trị nhân sự, giúp chuẩn hoá quy trình, tiết kiệm thời gian, các giấy tờ thủ tục, minh bạch và công khai số liệu, giúp doanh nghiệp hệ thống hoá quy trình, chuẩn hoá và chuyên nghiệp trong cách thức làm việc. Giúp người lao động an tâm và tin tưởng tuyệt đối, tránh các tranh chấp lao động không đáng có, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững
Maria Trần