Nước trong quá không có cá, nhân viên chủ động quá sếp khó ưa

Nước trong quá không có cá, nhân viên chủ động quá sếp khó ưa

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe nhiều ý kiến cho rằng, tính chủ động trong công việc là yếu tố rất quan trọng và được nhà tuyển dụng, các cấp quản lý “săn đón” khi tìm các ứng viên
Thực tế, đây là một yếu tố rất quan trọng, thể hiện năng lực và trách nhiệm của nhân viên trong công việc, người có tính chủ động luôn là người ham học hỏi, mày mò tìm tòi, biết cách hoàn thành công việc được giao
Khi nhân viên có tính chủ động, họ hoàn toàn tự tin vào năng lực của mình và họ cảm thấy những cống hiến của mình mang lại hiệu quả nhât định cho sếp và cho công ty, nhưng trên thực tế nhân viên có tính chủ động không phải lúc nào cũng được chào đón, ngược lại nhiều khi họ còn bị sếp và công ty đánh giá không cao
Vậy lý do tại sao?
Mỗi vị trí trong công ty theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đều có bảng mô tả công việc về các việc cần làm, chức năng, quyền hạn của từng vị trí đó. Do vậy, ở bất kỳ vị trí nào bạn cũng cần đọc, hiểu và phân tích rõ yêu cầu của mình cho công việc là gì? Mức hoàn thành ra sao? Bên cạnh đó bạn cần hiểu rõ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của mình tới đâu? Từ đó, trong công việc hàng ngày bạn sẽ dựa vào các tiêu chí này để hoành thành
Công việc của bạn, được đánh giá là hoàn thành tốt khi bạn không bị ai nhắc nhở về deadline, sữa lỗi chính tả, yêu cầu chỉnh sửa nhiều lần về ý tưởng hay phương án mà bạn phụ trách, đạ KPI, đạt doanh số…
Trong công việc, tính chủ động chỉ được đánh giá và xem trọng khi bạn sử dụng nó theo đúng vị trí công việc của mình, nhiều nhân viên sử dụng tính chủ động này thiếu sự phân tích đúng đắn nên nhiều khi họ “ Vượt quá giới hạn cho phép” của vị trí đó, làm cho sếp trực tiếp không nắm được họ đang làm gì và xử lý công việc tới đâu? có bất kỳ sai sót nào không? Và nếu có sai sót xẩy ra … chính sếp của họ phải là người đứng ra xử lý
Ví dụ: Nhân viên kinh doanh A, được giao nhiệm vụ làm bảng báo giá về dự án B, sau khi hoàn thành bảng báo giá, nhân viên A ngay lập tức gửi cho khách hàng, vài ngày sau đó, khách hàng có phản ánh lại với trưởng bộ phận về bảng báo giá mà nhân viên A gửi có vài lỗi cần chỉnh sữa, lúc đó sếp mới biết nhân viên A đã gửi bảng báo giá trước khi báo cáo với mình, việc gửi bảng báo giá trước khi làm việc với sếp trực tiếp, không được đánh giá là bạn có tính chủ động cao, nhưng ngược lại việc làm này cho thấy bạn đi ngược với quy trình làm việc của phòng ban , do vậy hậu quả mang lại không những ảnh hưởng đến công việc của cả nhóm mà bạn còn bị đánh giá thấp về cách xử lý này …
Như vậy, tính chủ động trong công việc là đức tính tốt và cần phát huy, tuy nhiên chúng ta nên sử dụng đức tính này đúng với vị trí và công việc mình đang phụ trách. Chủ động đúng với mục tiêu công việc mà mình đang làm, chủ động trong quyền hạn và trách nhiệm mà vị trí cho phép, chủ động trong tầm quản lý của sếp … luôn hướng công việc của bạn hướng tới mục tiêu chung của nhóm, đáp ứng đúng yêu cầu của sếp đưa ra, đó là cách làm việc khôn ngoan và hiệu quả cho chính bạn và những người xung quanh bạn nói riêng, công ty bạn nói chung!

Maria Tran

DMCA.com Protection Status