NSDLĐ có bắt buộc phải ký lại HĐLĐ trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi NĐDTPL?
Khi giao kết HĐLĐ, NSDLĐ và NLĐ sẽ cùng nhau đàm phán, thỏa thuận để ký thỏa thuận lao động giữa hai bên21. Đối với NSDLĐ là cá nhân, cá nhân này sẽ trực tiếp đứng ra giao kết HĐLĐ đối với NLĐ.Tuy nhiên, đối với NSDLĐlà doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức, với đặc điểm là một pháp nhân theo quy định của pháp luật nên sẽ không thể tự mình đứng ra giao kết HĐLĐ với NLĐ mà phải thông qua cơ chế đại diện. Người đại diện cho NSDLĐ sẽ đứng ra giao kết HĐLĐ.Theo quy định, các bên trong mối quan hệ lao động có quyền ký HĐLĐ mới theo một trong các trường hợp sau đây: (i) chấm dứt HĐLĐ; và (ii) sửa đổi, bổ sung HĐLĐ22.
Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi tên doanh nghiệp cũng như các nội dung khác về đăng ký kinh doanh, NĐDTPL của doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh
18 Điều 513.1 Bộ luật Dân sự 2015
19 Điều 2 Luật Thương mại 2005
20 Điều 520.1 Bộ luật Dân sự 201
21 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019
doanh trước đó của doanhnghiệp23. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới đã được sửa đổi thông tin về NĐDTPLcủa doanh nghiệp.Tuy nhiên, theo quy định về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ24 thì lại không quy định về trường hợp thay đổi thông tin doanh nghiệp, cụ thể ở đây là NĐDTPL của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật lao động quy địnhviệc thay đổi NĐDTPL sẽ không thuộcmột trong các trường hợp bắt buộc phải ký lại HĐLĐ mới. Chính vì vậy, khi các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung HĐLĐ, việc giao kết HĐLĐ mới sẽ do các bên tự lựa chọn.
Như vậy, mặc dù doanh nghiệp có sự thay đổi NĐDTPL nhưng việc thực hiện các thỏa thuận theo HĐLĐ đã giao kết trước đó vẫn giữ nguyên hiệu lực. Vì thế, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo thực hiện và tuân thủ các thỏa thuận trong HĐLĐ được ký trước đó.
theo Phước and Parner