Nhân viên xin nghỉ việc với lý do không phù hợp với sếp trực tiếp - nhà quản lý nhân sự cần làm gì?

Nhân viên xin nghỉ việc với lý do không phù hợp với sếp trực tiếp - nhà quản lý nhân sự cần làm gì?


Theo nhiều khảo sát về tình hình biến động nhân sự tại Việt Nam -  việc người lao động xin nghỉ việc với lý do không phải vì công việc quá khó khăn hay vì mức lương thấp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn giữ nhân viên với sếp trực tiếp đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân khiến nhân viên nhảy việc -  từ đó thuật ngữ " people quit people - people not quit job" cũng được ra đời và ngày càng trở nên phổ biến
Vậy khi gặp tình trạng này tại doanh nghiệp mình - HR nên làm gì để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc " turn over rate" cho doanh nghiệp? và giải quyết khó khăn cho người lao động?
Lắng Nghe
Áp dụng kỹ năng lắng nghe trong trường hợp này là hết sức quan trọng và cần thiết, khi có nhân viên chia sẻ khó khăn của họ với HR, thì các HR nên thấy vui, vì bạn chính là người " đáng tin cậy" tại doanh nghiệp!
Trong quá trình lắng nghe có hai vấn đề chính mà các HR nên tập trung:
Thứ nhất: Lắng nghe để giúp nhân viên được " giãi bài tâm sự"
Áp lực của vòng xoay công việc, khiến nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi và stress tích tụ, tại doanh nghiệp nếu có một bộ phận hay một cá nhân nào đó đáng tin cậy để họ có thể " trút bầu tâm sự " đối với nhiều người thì " vấn đề" họ đang gặp phải đã được giải quyết
Thứ 2: Lắng nghe để hiểu lý do tại sao, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục
Từ câu chuyện của nhân viên, bạn nên tập trung và thật sự thấu hiểu để biết được lý do - từ đó tìm ra nguyên nhân và tích góp cho mình các ý kiến hữu ích trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách cho doanh nghiệp, cân bằng và hài hoài giữa người lao động và doanh nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững cho cả hai
Sau khi lắng nghe - đồng cảm và thực sự thấu hiểu, nếu vấn đề chủ chốt khiến nhân viên quyết định nghỉ việc là vì không hợp tính cách với sếp trực tiếp của họ thì các HR nên làm gì tiếp theo?
Gợi ý 02 hướng giải quyết cho các HR như sau:
Hướng 1: Tự giải quyết mâu thuẩn
Do nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẩn giữa tính cách cá nhân sếp và nhân viên, nên  đây được xem là nguyên nhân liên quan đến vấn đề cá nhân không liên quan đến chính sách chế độ của công ty do vậy các HR không thể đứng ra giúp họ giải quyết trực tiếp
Lúc này HR nên hướng nhân viên đến việc tự giải quyết mâu thuẩn cá nhân với sếp của họ - đồng thời chia sẻ thêm cho nhân viên về tính cách của nhà quản lý trực tiếp của họ, chia sẻ các khó khăn và áp lực mà sếp của họ đang đối diện, từ đó khơi gợi sự cảm thông của họ đối với sếp, nếu được bạn cũng có thể chia sẻ thêm các tài liệu về kỹ năng giải quyết mâu thuẩn nhằm giúp nhân viên có phương pháp xử lý tình huống
Hướng 2: Luân chuyển nhân viên
Sau khi hai bên đã cố gắng tự giải quyết mâu thuẫn nhưng vẫn không thể hợp tác, thì lúc này các HR nên có chính sách linh hoạt như việc luân chuyển phòng ban, cơ sở hay chi nhánh … giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cho doanh nghiệp đồng thời giải quyết được khó khăn mà nhân viên đang gặp phải

Thanks & Best Regards,
Maria - Tran Thi Quy - Business Development Manager
Han Phuc - Sofware solution and service company
Website: https://record.vn/
Adress: 85 Hoàng Sa St, Ward Đa Kao, Dist 1, HCMC
Phone/ zalo: (84) + 0766 543 471/Email: [email protected]

DMCA.com Protection Status