Nhân viên mệt mỏi vì OT quá nhiều doanh nghiệp nên có giải pháp gì?

Nhân viên mệt mỏi vì OT quá nhiều doanh nghiệp nên có giải pháp gì?

Over time đã và đang là chủ đề được tranh luận nhiều nhất trong thế giới kinh doanh trong nhiều thập kỷ. Đối với một số nhân viên, đó là một cách để tăng thu nhập của họ hoặc tìm kiếm cơ hội phát triển và thăng chức. Nhưng đối với số đối tượng nhân viên còn lại, OT chính là áp lực hoàn thành KPI của cấp trên trước thời gian đã được định sẵn. Yêu cầu về khối lượng công việc của công ty và doanh nghiệp ngày càng cao và phức tạp hơn để thích nghi kịp thời với thị trường lao động dẫn đến OT là điều khó tránh khỏi. Áp lực nặng nề này có thể làm giảm chất lượng công việc cũng như sức khỏe của nhân viên. Doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp biết chăm sóc cho đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. Vậy nhân viên mệt mỏi vì OT quá nhiều thì doanh nghiệp nên có giải pháp gì?

Trao công cụ phù hợp

Hãy cung cấp cho đội ngũ nhân viên của bạn một hệ thống lập kế hoạch công việc và quản lý công việc. Các nền tảng xã hội do doanh nghiệp tạo ra cũng là công cụ hiệu quả để giúp nhân viên hoàn thành công việc trong giờ hành chính mà không phải OT, vì công cụ này được sáng tạo từ doanh nghiệp và hơn ai hết bạn hiểu rõ quy trình và bộ máy của công ty. Điều này sẽ giúp nhân viên không chỉ giúp việc phân công và quản lý nhiệm vụ dễ dàng hơn mà còn cho phép bạn có đầy đủ thông tin chi tiết về nhiệm vụ của từng nhân viên. Các tính năng như tự động hóa thông tin liên lạc và báo cáo cũng giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên vì không cần làm thêm giờ để duy trì bảng số liệu hoặc theo dõi email. Hãy họp lại với đội ngũ nhân viên của mình để biết rằng họ đang gặp khó khăn gì trong công việc, và hãy sử dụng công cụ của bạn để thu thập thông tin để đề ra cách giải quyết phù hợp nhất với đội ngũ nhân viên của bạn.

Hãy để OT là 1 lựa chọn không bắt buộc

Hãy để các nhóm nhân viên chọn OT sau giờ làm với mục đích tích cực hơn, doanh nhiệp nên cho họ thấy rằng OT chính là cơ hội để học hỏi, để tăng thu nhập của họ hoặc tìm kiếm cơ hội phát triển và thăng chức. Đương nhiên để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải “trao quyền” cho nhân viên. Thiết lập chính sách làm thêm giờ cho doanh nghiệp của bạn, bằng cách này bạn có thể cho phép nhân viên làm việc linh hoạt, làm việc từ xa và họ được trả lương được trả lương xứng đáng theo chế độ của công ty. Điều này mang lại cho nhân viên của bạn cảm giác thoải mái, kiểm soát tốt hơn về địa điểm và thời gian họ có thể làm việc. Nếu bạn có hệ thống này nhân viên của bạn có thể tự động mặc định hoặc có suy nghĩ rằng “tham công tiếc việc” nhiều giờ hơn sẽ có cơ hội dẫn đến thăng chức, tăng lương thưởng và nói chung là đảm bảo công việc tốt hơn.

Lãnh đạo

Nhân viên khi nhìn thấy người quản lý, lãnh đạo của họ làm việc quá giờ sẽ tự nhiên nghĩ rằng họ cũng phải làm như vậy. “Sếp còn làm thì liệu mình về có được không?” điều này khiến nhân viên gặp 1 áp lực vô hình và tạo ra một mô hình làm việc kém hiệu quả, làm việc quá sức và kiệt sức. Thay vào đó, hãy chủ động làm rõ cho nhân viên về tình huống khó xử này, song thảo luận về các chính sách và kỳ vọng làm thêm giờ với nhân viên của bạn nếu họ không thể hoàn thành công việc trong giờ hành chính. Mặt khác hãy đồng thời yêu cầu người quản lý, lãnh đạo đội nhóm phải đề cao sự hiệu quả trong công việc và cách quản lý công việc nhằm thúc đẩy công việc sao cho hợp lý. Tấm gương của người lãnh đạo có thể giúp nhân viên tăng hiệu suất công việc và tình trạng Overtime để giải quyết công việc cũng sẽ được hạn chế. Tuy nhiên đó chỉ là 1 mặt của đồng xu, nhân viên cần phải đủ trình độ và khả năng để có thể theo kịp tiến độ công việc cũng như những yêu cầu từ phía công ty. Điều nên làm là hãy đào tạo chéo cho nhân viên, sẽ ra sao nếu nhân viên có  kỹ năng tốt nhất hoặc có nhiều kinh nghiệm nhất nghỉ vì bị ốm. Liệu hệ thống vận hành bộ máy công ty có còn trơn tru?. Họ phải OT vì nếu không có họ bộ máy của bạn sẽ bị trì trệ. Điều đúng đắn nên làm là chia sẻ áp lực cho họ bằng cách đào tạo chéo nhân viên. Phương pháp này sẽ giúp cho bạn vừa nâng cao kỹ năng của các nhân viên là cùng lúc vừa giúp nhân viên lâu năm đỡ áp lực vì công việc. Điều cốt lõi của phương pháp này là bạn sẽ sở hữu 1 đội ngũ nhân viên lành nghề giúp tăng hiệu suất công việc, vừa hạn chế tình trạng OT làm công việc trì trệ.

Nền tảng để một doanh nghiệp phát triển chắc hẳn đó chính là khả năng của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên để doanh nghiệp phát triển bền vững thì đó chắc chắn phải là đội ngũ nhân viên. Quan tâm đến nhân viên cũng giống như giúp phần nền móng trở nền cứng cỏi và bền bỉ. Hạn chế OT chính là bước đầu để doanh nghiệp nâng cao sức khỏe của đội ngũ nhân viên vì đây chính là một trong những thực trạng đáng báo động trong môi trường công sở khi tỷ lệ mắc bệnh tim hay suy nhược cơ thể từ nguyên nhân này là rất cao.

                                                                      Theo — HR Insider —

DMCA.com Protection Status