BHXH: Nhận Trợ Cấp Thôi Việc, Mất Việc: Phải Đi Làm Trước 2009

BHXH: Nhận Trợ Cấp Thôi Việc, Mất Việc: Phải Đi Làm Trước 2009

Nhiều người lầm tưởng rằng nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là những khoản tiền đương nhiên được nhận nếu phải nghỉ việc thuộc các trường hợp do Bộ luật Lao động quy định. Thực tế, hiện nay, không nhiều người còn được nhận 2 khoản tiền này khi nghỉ việc.

1. Các trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc từ 2021

– Đối với trợ cấp thôi việc

  • Hết hạn hợp đồng lao động (trừ trường hợp tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật này)
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người lao động bị kết án tù
  • Người lao động chết, mất tích
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc chấm dứt hoạt động nếu không phải là cá nhân
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức trợ cấp thôi việc: Mỗi năm làm việc = nửa tháng tiền lương.

– Đối với trợ cấp mất việc làm

Theo Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp dưới đây thì được trợ cấp mất việc làm:

  • Những trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (khủng hoảng kinh tế hoặc suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi cơ cấu lại nên kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế);
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mức hưởng trợ cấp mất việc làm: Mỗi năm làm việc = 01 tháng tiền lương (nhưng tổng số tiền trợ cấp ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương).

2. Ký hợp đồng lao động từ 01/01/2009 không được nhận trợ cấp thôi việc

Nhận trợ cấp thôi việc

Nhiều người lầm tưởng rằng nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là những khoản tiền đương nhiên được nhận nế nghỉ việc thuộc các trường hợp như nêu trên. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 46 và khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Trong khi đó, từ ngày 01/01/2009, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu được áp dụng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Kể từ thời điểm đó đến nay, việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

Nói một cách dễ hiểu hơn, từ 01/01/2009, người lao động đều đã được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nên khi nghỉ việc, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi về trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc chỉ là quyền lợi dành cho những người lao động đã ký hợp đồng lao động trước ngày 01/01/2009. Khi nghỉ việc, những người lao động này sẽ được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho khoảng thời gian làm việc trước 01/01/2009 (nếu thuộc các trường hợp nêu trên).

                                                                                          Theo Luatvietnam

DMCA.com Protection Status