HĐLĐ tại Việt Nam nhưng lại ghi ngôn ngữ bằng tiếng nước ngoài thì có được không? HĐLĐ song ngữ có giá trị pháp lý như thế nào?

HĐLĐ từ lâu đã được xem là khế ước ghi nhận những thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, các điều kiện lao động cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động46. Nhà nước tôn trọng, xây dựng, quản lý các mối quan hệ lao động dựa trên những nguyên tắc được quy định rõ ràng và nhất quán và trong đó, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm và thu hút nguồn lao động từ nhiều nơi. Điều này góp phần làm đa dạng trong văn hóa, ngôn ngữ trong mối quan hệ hợp đồng.
Về nguyên tắc giao kết và xác lập hợp đồng nói chung và HĐLĐ nói riêng là sự thỏa thuận một cách tự nguyện của các bên47 và không được vi phạm các điều cấm của pháp luật. Cho nên, BLLĐ 2019 hay BLDS 2015 không quy định một cách cụ thể việc không công nhận giá trị pháp lý của HĐLĐ trong trường hợp các bên sử dụng ngôn ngữ khác với tiếng Việt để giao kết. Vì vậy việc lựa chọn ngôn ngữ trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định bắt buộc về ngôn ngữ hợp đồng phải được lập bằng tiếng Việt thì các bên hoàn toàn có thể sử dụng một ngôn ngữ khác là tiếng nước ngoài để giao kết và thực hiện.
Tuy nhiên, NSDLĐ và NLĐ cũng cần lưu ý rằng, do mối quan hệ lao động được xác lập tại Việt Nam, ngôn ngữ của HĐLĐ nên được thể hiện ít nhất là bằng tiếng Việt hoặc ít nhất là song ngữ

46 Điều 13.1 Bộ luật Lao động 2019
47 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019

có bao gồm tiếng Việt, vì ngoài việc ghi nhận quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, HĐLĐ còn được dùng làm cơ sở để đăng ký, kê khai và đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, cũng như khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, HĐLĐ sẽ có thể được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp khi làm việc với họ và cũng để tránh những rắc rối trong việc giải thích hợp đồng và thuận tiện trong làm việc với các cơ quan Nhà nước nêu trên thì ngôn ngữ tiếng Việt là cơ sở để áp dụng.
Về giá trị pháp lý của HĐLĐ song ngữ, do pháp luật về lao động tại Việt Nam không có bất kỳ quy định nào ràng buộc các chủ thể ký kết về ngôn ngữ của HĐLĐ, nên có thể hiểu rằng HĐLĐ song ngữ vẫn có giá trị pháp lý đầy đủ và tương tự như HĐLĐ giao kết bằng tiếng Việt. Do đó, các bên trong HĐLĐ cần lưu ý đến việc thỏa thuận về ngôn ngữ được ưu tiên để giải thích HĐLĐ khi có sự hiểu khác nhau giữa hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, các bên trong mối quan hệ lao động cũng cần chú ý rằng trong quá trình tố tụng nếu có phát sinh tranh chấp về HĐLĐ, cụ thể, BLTTDS 2015 có quy định rằng tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Những người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có người phiên dịch ngôn ngữ đó sang tiếng Việt48. Như vậy, nếu HĐLĐ được nộp cho Tòa án để làm chứng cứ, thì HĐLĐ song ngữ ngoài việc phải được công chứng, chứng thực theo quy định49 thì cũng cần phải xem xét đến thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ để giải thích HĐLĐ đã được các bên lựa chọn. Nếu việc thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ của hợp đồng song ngữ nói trên không phải là tiếng Việt, mà các bên trong tranh chấp có quan điểm khác nhau về việc giải thích hợp đồng thì Tòa án sẽ yêu cầu một bên thứ ba thực hiện việc dịch lại nội dung hợp đồng sang tiếng Việt để giải quyết vụ việc.

48 Điều 20 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
49 Điều 96.3 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

theo Phuoc and Parner

DMCA.com Protection Status