HĐLĐ bị vô hiệu thì giải quyết thế nào? Cần làm gì nếu phải ký lại hợp đồng lao động mới nhưng một trong hai bên không đồng ý?
Một HĐLĐ sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ khi: (i) toàn bộ nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật; (ii) người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyêntắc giao kết HĐLĐ quy định tại khoản 1, Điều 15 BLLĐ; (iii) công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm. Nếu một phần của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật nhưng lại không ảnh hưởng đến các phần còn lại của HĐLĐ thì chỉ phần đó
32 Điều 18.2 Bộ luật Lao động 2019
33 Điều 2.10 Luật Cư trú 2020
34 Điều 2.8 Luật Cư trú 2020
35 Điều 2.9 Luật Cư trú 2020
36 Điều 11 Luật Cư trú 2020
của HĐLĐ là vô hiệu, phần còn lại vẫn tiếp tục có hiệu lực pháp luật., Thẩm phán phụ trách sẽ ra quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu và trong quyết định này, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu. Đối với những trường hợp vô hiệu khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với trường hợp HĐLĐ vô hiệu từng phần37: Các bên sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phần HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với quy định của pháp luật và TƯLĐTT của doanh nghiệp. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần cho đến khi HĐLĐ được sửa đổi, bổ sung sẽ đượcgiải quyết theo TƯLĐTT đang áp dụng,trong trường hợp không có TƯLĐTT thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền38: các bên phải tiến hành ký lại HĐLĐ cho đúng với quy định của pháp luật. Nếu quyền và lợi ích của mỗi bên trong HĐLĐ không thấp hơn quy định của pháp luật và TƯLĐTT của NSDLĐ đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ sẽ được thực hiện theo nội dung HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu. Nếu nội dung về quyền và lợi ích của các bên không ảnh hưởng đến các nội dung khác của HĐLĐ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ sẽ được thực hiện như trường hợp được nêu tại khoản i bên trên.
Đối với HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của HĐLĐ vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm39: Các bên sẽ tiến hành giao kết HĐLĐ mới sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ kể từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho
37 ĐiỀU 9.1 và 9.2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
38 Điều 10.1 và 10.2 (a,b) Nghị định 145/2020/NĐ-CP
39 Điều 11.1 và 11.2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
đến khi chấm dứt HĐLĐ sẽ được thực hiện như trườnghợp được nêu tại khoản ii bên trên.
Tòa Án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu40. Trong thời hạn kháng cáo, nếu không có bên nào kháng cáo thì quyết định của Tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật và có giá trị thi hành. Khi đó, nếu một trong hai bên không kháng cáo và cũng không đồng ý sửa đổi, ký lại hay giao kết HĐLĐ mới theo quyết định mà Tòa án đã ban hành thì bên còn lại sẽ có quyềnnộp đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để yêu cầu hỗ trợ thi hành quyết định của Tòa án nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng các bên cùng đồng thuận không muốn sửa đổi nội dung hoặc ký lại hay giao kết HĐLĐ mới thì các bên có thể thỏa thuận ghi nhận sự việc này bằng văn bản và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Khi đó, các bên sẽ thực hiệnviệc chấm dứt HĐLĐ và quyền, nghĩavụ và lợi ích của NLĐ kể từ thời điểm bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên vô hiệu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, đồng thời NSDLĐ sẽ phải giải quyếtchế độ trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo luật định.
Như vậy, đối với HĐLĐ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, NSDLĐ và NLĐ có thể bàn bạc, thương lượng để quyết định việc có ký lại HĐLĐ hay không. Trong trường hợp các bên không đạt được sự đồng thuận trong việc xử lý HĐLĐ vô hiệu thì có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan Thi hành án tiến hành làm việc để đảm bảo việc thực thi phán quyết của Tòa án.
Theo Phuoc and parner