Quản trị nhân sự: 10 kỹ năng cần thiết trong quản lý nhân sự

Quản trị nhân sự: 10 kỹ năng cần thiết trong quản lý nhân sự

Định hướng nghề quản lý nhân sự ngay từ khi còn đang đi học chính là cách để cán bộ có kỹ năng và tư duy quản lý nhân sự ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Thực tế khi đi làm, nhân viên nhân sự sẽ cần đến cả kỹ năng cứng và mềm để xử lý công việc.

1. Kỹ năng chuyên môn của nhân sự

Một người quản lý nhân sự có kinh nghiệm cần phải linh hoạt và có đầy đủ những kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả như:

  • Dự đoán được nhu cầu nhân sự, dựa theo tình hình tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Biết cách hoạch định và cơ cấu lại nhân sự doanh nghiệp, đảm bảo rằng nhóm nhân sự tiềm năng được trọng dụng ở những vị trí phù hợp.
  • Phân tích và vẽ được chân dung nhân sự tiềm năng cần tuyển dụng
  • Chịu trách nhiệm thúc đẩy các bên đưa thông tin về số lượng nhân sự cần thiết và bản miêu tả, công việc và vị trí yêu cầu.
  • Xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự thành công và hiệu quả
  • Chuẩn bị được những câu hỏi và trả lời cần thiết cho một buổi phỏng vấn để tìm ra nhân sự tài năng
  • Phát triển được hệ thống liên lạc và cung cấp thông tin nội bộ hai chiều (quản lý và nhân viên)
  • Xây dựng được các chương trình hội nhập nhân viên mới, và các chương trình đào tạo nhân sự doanh nghiệp cần thiết.
  • Quản trị mục tiêu, để xây dựng khung năng lực, khung đánh giá mục tiêu, đảm bảo định hướng phát triển của nhân sự khi làm việc trong tổ chức.

>>> Xem thêm: Làm HR nên học gì?

2. Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả

Công việc nhân sự cần tính ổn định và đều đặn với số lượng đầu công việc không quá cao. Tuy nhiên, một nhà quản lý nhân sự giỏi sẽ cần có các nhiệm vụ:

  • Xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự hiệu quả
  • Phát triển các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  • Xây dựng, thiết lập hoặc cơ cấu hóa bộ máy doanh nghiệp
  • Biết cách lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đưa ra các phương án nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả
  • Xây dựng chính sách và các phúc lợi cho nhân viên (lương bổng, thưởng, phụ cấp,..)

>> Xem thêm: Bí kíp quản lý nhân sự thời 4.0

3. Tâm huyết với nghề quản lý nhân sự

Người làm quản lý giỏi thường có tâm huyết và nhiệt huyết làm việc với doanh nghiệp nhất. Họ là những người “bảo mẫu” của doanh nghiệp, chăm lo tới công việc và nhu cầu của nhân viên, cũng như bám sát chiến lược doanh nghiệp. Họ cần phải công tâm và đảm bảo công bằng giữa nhân viên và quản lý.

Ngoài ra, kỹ năng mềm mà người quản lý nhân sự cần biết là có khả năng phân tích, tổ chức nguồn lực trong doanh nghiệp. Ngoài ra khả năng giao tiếp và đàm phán là kỹ năng không thể thiếu để thương thuyết và đạt được mục tiêu cho quản lý nhân sự.

4. Kỹ năng giao tiếp trong quản lý nhân sự

Làm quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với một hoặc một nhóm người. Do vậy, nhân viên nhân sự cần nhạy bén và khéo léo trong lời ăn tiếng nói để tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. Họ cũng là một “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính chất từng công việc cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.

Một vài dấu hiệu để nhận biết một nhân viên nhân sự có kỹ năng giao tiếp có thể được kể đến là:

  • Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
  • Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
  • Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
  • Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
  • Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người

5. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong doanh nghiệp hỗ trợ người quản lý nhân sự hiệu quả, thay mặt doanh nghiệp, để có thể thu hút người tài về làm việc với tổ chức:

  • Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng
  • Đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp,…
  • Thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp.
  • Sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Về bản chất, quản lý nhân sự chính là làm việc với con người. Do vậy, một người làm nhân sự cần có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình làm việc, bộ phận quản lý nhân sự sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp và phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm nhân sự cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”. Đó là lý do những người làm nhân sự, đặc biệt với nhóm quản lý trực tiếp, cần phải học kỹ năng xử lý tình huống.

7. Khả năng làm việc dưới áp lực cao

Chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà người quản lý nhân sự cần có, bởi bộ phận quản lý nhân sự chính là phòng ban đứng giữa tất cả các bộ phận trong tổ chức.

Hàng ngày một người quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như cùng lúc với nhau. Nếu nhân viên nhân sự không luyện tập được kỹ năng trên sẽ dễ căng thẳng trong khi áp lực từ công việc ngày một tăng.

8. Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với những công ty lớn có quy trình quản lý nhân sự bài bản, một nhân viên nhân sự không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần. Điều này đặc biệt quan trọng ở nhóm doanh nghiệp có số lượng từ 200 nhân sự trở lên.

Vì thế, trong công việc, bộ phận quản lý nhân sự cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng để hoàn thành công việc. Nếu bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, nhân viên HR cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.

9. Khả năng lắng nghe

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố.

Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.

10. Đọc vị người đối diện

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp anh/chị rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì anh/chị dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.

Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận quản lý nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.

Nói cách khác, đây chính là cách đọc ngôn ngữ cơ thể để hiểu được mong muốn và nhu cầu của người đối diện. Để thực hành kỹ năng này khá khó, cần đến kinh nghiệm lâu năm và sự thấu hiểu thị trường sâu sắc.

Sưu tấm

DMCA.com Protection Status