CÁC LOẠI BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN CHO NHÂN VIÊN MÀ DOANH NGHIỆP CẦN MUA

Đối với nhân sựngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc được quy định bởi pháp luật lao động thì bạn nên tham khảo 2 loại bảo hiểm sau đây:

1. Personnal Accident (PA): Tai nạn con người

Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm cho quyền lợi tử vong và thương tật vĩnh viễn và thương tật tạm thời do tai nạn/ Scope of Cover: Compensation in respect of Death and Permanent Disability & Temporary Disability arising solely and directly from an accident

2.      Workmen Compensation Insurance: bảo hiểm bồi thường người lao động

Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với Người lao động trong thời gian làm việc gồm:

ü  Tử vong và thươngtật toàn bộ vĩnh viễn:VBI chi trả toàn bộ Số tiềnbảo hiểm NĐBH đã tham gia.

ü  Thương tật bộ phận vĩnh viễn: VBI chi trả theo tình trạng thương tật (tỷ lệ phần trăm trên Số tiền bảo hiểm).

ü  Chi phí y tế : VBI chi trả chi phí y tế thực tế để điều trị tai nạn, tối đa không vượt quá Số tiền bảo hiểm NĐBH tham gia.

ü  Trợ cấp thu nhập: VBI chi trả số tiền trợ cấp theo thỏa thuận cho NĐBH trong thời gian điều trị thương tật theo chỉ của bác sỹ.

Scope of Cover: Accident and occupational disease for employee in work time

· Death (Capital Sum) and Permanent Disablement : 100% Sum Insurance

· Partial Permanent Disablement : Percentage of Capital Sum as per Scale of Compensation

· Medical Expense: actual and reasonable expenses for accident, maximum 100% Sum Insurance

· Salary during period of treatment

Vậy điều gì sẽ xẩy ra  nếu doanh nghiệp bạn không mua bảo hiểm tự nguyện cho nhân viên?

Theo điều Điều 38 luật số 84/2015/ QH13 Ngày 25/06/2015 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Thanks & Best Regards,

Maria - Tran Thi Quy - Business Development Manager

Han Phuc - Sofware solution and service company

Adress: 85 Hoàng Sa St, Ward Đa Kao, Dist 1, HCMC
Phone/ zalo: (84) + 0766 543 471/Email: maria@hanphuc.vn