Quản trị nhân sự: Hiệu suất công việc giảm? Liệu nhảy việc có phải là phương án tốt nhất?
Chúng ta luôn có áp lực trong công việc, đôi khi việc giảm hiệu suất khiến bạn cảm thấy nản chí trong hành trình, và nó ảnh hưởng lớn tới mục tiêu mà bạn đề ra. Bạn đã thử nghĩ về lý do khiến hiệu suất của bạn giảm chưa? Nếu đó là lý do khiến bạn quyết định nghỉ việc thì có phải giải pháp tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây, để tìm ra cách tốt nhất để giải quyết.
Nguyên nhân khiến hiệu suất công việc giảm
Căng thẳng trong hiệu suất công việc
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến hiệu suất công việc giảm. Như bạn thấy căng thẳng tại nơi làm việc là một kẻ giết chết hiệu suất. Trong thời đại cạnh tranh này, chúng ta cảm thấy áp lực trong việc đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu của tổ chức.
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống kém, thiếu sự an toàn trong công việc, các vai trò xung đột trong công việc và khối lượng công việc nặng nhọc đều là những nguyên nhân phổ biến gây ra căng thẳng trong công việc.
Trên thực tế, căng thẳng là nguyên nhân của 60% đến 80% các vụ tai nạn trong công việc. Theo Đại học Eastern Kentucky, các công ty Mỹ thiệt hại 150 tỷ đô la hàng năm vì những nhân viên hoạt động không hiệu quả.
Tác động của Môi trường Nơi làm việc
Theo các chuyên gia nghiên cứu, môi trường làm việc ảnh hưởng đến 90% năng suất công việc. Nếu bạn cảm thấy hiệu suất công việc giảm do áp lực môi trường, điều này sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp trầm trọng. Bởi những nhân viên khác cũng sẽ cảm thấy áp lực từ môi trường giống như bạn và hiệu quả trong công việc cũng sẽ giảm sút.
Ví dụ như tiếng ồn quá mức và các yếu tố gây xao nhãng khác ảnh hưởng đến sự tập trung tinh thần vào năng suất. Nơi làm việc không an toàn có thể dẫn đến tai nạn và thương tích. Đây chỉ là một vài trong số các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Nhưng thường đây không phải là lý do khiến nhiều người muốn nghỉ việc.
Việc áp lực từ đồng nghiệp cũng là một trong những ảnh hưởng từ môi trường gây hại đến tinh thần làm việc của bạn. Họ đang đối xử ngầm với bạn theo một cách khác là khi làm việc trực tiếp với người quản lý.
Sự suy diễn của bản thân
Đây là một trong những lý do đáng trách nhất, vì đơn giản bạn không vượt qua được dòng cảm xúc suy nghĩ của mình. Bạn đang nghĩ mình làm quá kém, không xứng đáng, hay bạn thấy mình đang gặp quá nhiều vấn đề đến nỗi không tiếp tục.
Nếu bạn đang trong dòng suy nghĩ này thì đi đến môi trường nào bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự, muốn chuyển việc, nhảy việc thường xuyên. Bạn không tìm ra câu trả lời cho bản thân, luôn thấy áp lực. Khi bạn không hành động loại bỏ chúng, xã hội sẽ loại bỏ bạn.
Trường hợp nào nên và không nên nhảy việc khi hiệu suất giảm?
Đầu tiên nếu bạn cảm thấy là do năng lực bản thân như yếu kém, mất tập trung, trì hoãn hay buôn chuyện là nguyên nhân chính khiến hiệu suất công việc giảm thì bạn không nên nhảy việc. Đây là một trong những lý do dù bạn đi đâu, chuyển sang môi trường nào cũng không khiến bạn có hiệu suất tốt hơn. Đã đến lúc bạn cần tập trung để cải thiện kỹ năng của mình tốt hơn.
Nếu hiệu suất của bạn giảm do cảm xúc của bạn, giống như khi bạn chia tay người yêu khiến chúng ảnh hưởng tới bạn, hay bất cứ mối quan hệ nào khác. Có lẽ bạn nên vạch ranh giới rõ ràng giữa mối quan hệ của bạn và công việc này. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nếu bạn không cho phép chúng hoạt động trong vùng.
Trường hợp bạn mâu thuẫn với quản lý hay sếp, nó chưa quyết định được luôn rằng bạn nên nhảy việc mà hãy sẵn sàng tinh thần để giải quyết chúng, và nếu bạn thực sự không cảm thấy phù hợp với họ, hãy chuyển tới môi trường tốt hơn.
Chắc chắn rồi, bạn có thể nhảy việc luôn nếu cảm thấy môi trường này không phù hợp với bạn. Khoan đã, hãy xét đến nhiều khá cạnh hơn như sự phát triển bản thân, quyền lợi của bạn, mục tiêu trong năm nay và một vài yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.
Việc thiết lập các cột mốc quan trọng giúp bạn hình dung ra con đường rõ ràng hướng tới mục tiêu hiệu suất của mình cả trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân. Hiệu suất công việc và năng suất của bạn bị ảnh hưởng khi bạn không có bất kỳ mục tiêu hoặc mục tiêu nào để mong đợi. Vì vậy, hãy tập trung vào việc thiết lập mục tiêu và cách bạn muốn hoàn thành chúng.
Đôi khi bạn cần tìm rõ nguyên nhân trước khi nhảy việc để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc.
Theo Hrinsider