Quản trị nhân sự: Nếu bạn vừa mới trở thành nhà quản lý hãy lưu ý những điều sau
Nếu bạn trở thành nhà quản lý sau nhiều năm cống hiến với công ty và được đề bạt thì có ít khó khăn hơn. Bài viết này chúng tôi xin chia sẽ những điều cần lưu ý cho các bạn mới trở thành nhà quản lý tại một môi trường mới
Việc quản lý con người chưa bao giờ là việc dễ, vì thế bạn đừng nên tự ám thị bằng các khái niệm như: quản lý là phải có tố chất “ bẩm sinh” hay “ may mắn” … ngược lại hãy cho mình một cái nhìn khoa học rằng, trở thành quản lý giỏi là thước đo của hệ giá trị, thể hiện sự cố gắng mà bạn đã vất vả rèn luyện và học hỏi, vì thế hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tài ba nhé
1. Có dũng khí để trở thành kẻ ngốc nghếch
Người ta thường nói, những người thực sự thông minh là những người phải biết giả ngốc. Thật vậy, trong môi trường mới bạn không nên khoe khoang, khoác lác tài năng của mình, nhưng hãy quan sát và tìm hiểu rõ nguồn ngành mọi vấn đề cho đến lúc bạn thấu hiểu tường tận về nó, đừng lo sợ bị người khác đánh giá mình là một kẻ ngốc mà không làm gì, để rồi đến lúc xẩy ra chuyện cấp trên sẽ đánh giá bạn thực sự là một kẻ ngốc thật sự
2. Mưa dầm thấm lâu
Việc bạn mang phong cách lãnh đạo vào môi trường mới cho thấy những người làm việc chung với bạn phải thích nghi phong cách làm việc mới, đâu đó họ sẽ không thích điều này và có tình làm theo lối mòn củ. Vì thế, bạn hãy khôn khéo trong cách giao việc, chiêu dụ họ vào phong cách làm việc của bạn một cách có kế hoạch và theo thời gian, cho họ có cơ hội thích nghi và hiểu vì sao họ phải làm như vậy, có như thế bạn mới nhận được sự đồng tình và cống hiến hết mình từ họ
3. Coi trọng nhân viên mới
Các nhân viên củ thường làm theo thói quen và đi theo một lối mòn, thay vào đó các nhân viên củ là những người có cái nhìn mới và phát hiện ra được những vấn đề mà có khả năng nhân viên củ không thể nhìn thấy, do vậy ngoài việc coi trọng ý kiến của nhân viên củ bạn cũng đừng phớt lờ ý kiến của nhân viên mới, nó sẽ rất hữu ích cho bạn và khi bạn nhận thấy ý kiến hữu ích hãy có gắng áp dụng ngay trong vòng từ 3 – 4 tháng, đừng để quá 6 tháng nếu không chính bạn là người sẽ đi theo lối mòn quen thuộc đấy
4. Quen với môi trường mới
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi đến một môi trường mới, trước khi thể hiện năng lực của mình bạn cần quan sát thật kỹ lưỡng, dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và phân tích về văn hoá, con người, công việc tại công ty mới này, việc thích nghi và hiểu đúng các vấn đề tại môi trường mới sẽ giúp bạn đưa ra các phương án đúng đắn cho kế hoạch làm việc sắp tới của bạn
5. Từ bỏ thái độ làm việc “ Không làm thì không sai”
Khi mới vào một môi trường mới, bạn chưa xác định rõ ràng được đâu là việc quan trọng, đâu là việc không quan trọng, do đó nhiều khi bạn còn chủ quan hoặc phớt lờ đi những thứ mà bạn cho là không đáng. Bạn nên loại ngay suy nghĩ đó, thay vào đó bạn nên giải quyết triệt để các vấn đề từ nhỏ nhất đến lớn nhất, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hiểu tường tận công việc mình đang phụ trách, đồng thời đây là cách giáo dục nhân viên một cách tốt nhất
6. Chân thật, thẳng thắn và cởi mở
Bạn nên tổ chức một cuộc họp, để nghe mọi người trong nhóm giới thiệu về họ, tuy nhiên trước khi mở cuộc họp bạn cần phải hết sức cẩn thận, viết ra những điều bạn mong muốn về cuộc họp này, và đặc biệt chú ý vào bầu không khí trong cuộc họp, hãy tạo bầu không khí vui vẻ, khuyến khích mọi người cởi mở hết mọi ý tưởng của mình là điều đáng làm nhất
7. Đừng bao giờ hứa suông
Là một nhà quản lý, việc khuyến khích, động viên và khen thưởng nhân viên là chuyện đáng làm. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ tự cho phép mình hứa điều gì với nhân viên khi nó không nằm trong quyền hạn quyết định của bạn, vì nếu bạn hứa mà bạn không làm sẽ giảm đi rất nhiều uy tín của bản thân, từ đó không ai còn muốn làm việc với bạn
8. Trói buộc nhân viên
Trong quá trình phân công công việc, bạn cần nêu rõ các hàng mục, yêu cầu cần đạt được và thời gian thực hiện
Khi nhân viên không hoàn thành tốt, hoặc không hoàn thành đúng thời hạn, bạn không chỉ nghe từ một phía nhân viên giải thích để hổ trợ họ, song song đó hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân, từ đó đưa ra các hướng giải quyết cho phù hơp với phong cách và kinh nghiệm của bạn
Việc giải quyết cho nhân viên tự nhận lỗi và tụ bản thân họ đưa ra phương pháp giải quyết là cách làm thông thái nhất mà nhà quản lý cần hướng tới
9. Công việc mới cần có phương pháp mới
Khi vào một môi trường mới, bạn không thể áp dụng hoàn toàn những phong cách làm việc của của bạn tại công ty trước, nhưng hãy áp dụng phong cách làm việc linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu của công ty, trong quá trình thực hiện nên làm từng bước một rút ra các bài học rồi từ từ khắc phục. điều đó sẽ đúng với triết lý thánh kinh viết: “ chỉ đựng rượu mới vào trong tùi gia mới thì cả hai mới được bảo toàn” ( Matthew – chương 9)
Chúc bạn may mắn và thành công!
Maria Trần