Quản trị nhân sự: Sự thành công của một tổ chức luôn tỉ lệ thuận với năng lực nhân sự của chính tổ chức đó
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp đó chính là nhân sự. Nguồn nhân lực đồng đều về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc luôn đảm bảo sẽ đem tới những hiệu quả trong công việc chung, từng bước giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển và sự thành công trong tương lai. Do đó, mỗi doanh nghiệp nên cần có sự quan tâm đặc biệt đến nhân sự thông qua những chiến lược phát triển nhân sự lâu dài và bền vững. Dưới đây là những kế hoạch với một vài điểm đơn giản để đánh giá và tối ưu các cách tổ chức nhân sự.
Hình thành sự hiểu biết về chiến lược phát triển nhân sự trong tương lai
Việc đánh giá các vị trí nhân sự hiện tại của một doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không phải là đánh giá thông thường mà là một cuộc kiểm tra sâu hơn về những trải nghiệm của nhân viên, chính sách, quy trình, và con người. Bên cạnh đó để nâng cao khả năng của nhân viên để công ty tiến xa hơn thì cần có chiến lược phù hợp. Dưới đây là những điều cần ưu tiên cho phòng nhân sự:
Xây dựng chính sách thu hút nhân tài
· Quan trọng nhất trong việc thiết lập chiến lược nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp đó là xây dựng chính sách thu hút nhân tài về phục vụ cho công ty.
· Đưa ra những chính sách đãi ngộ phúc lợi, chế độ lương hấp dẫn để thu hút các ứng viên tiềm năng về làm việc cho tổ chức
· Tìm kiếm và phối hợp với các trung tâm đào tạo, trường đại học để chọn lọc ra các ứng viên có năng lực. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham gia cá chương trình hỗ trợ tìm kiếm nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có năng lực được thử tập, trau dồi các kỹ năng và trọng dụng trở thành nhân viên chính thức sau này.
· Trong quy trình tuyển chọn nguồn lao động, nhà quản trị cần đảm bảo thực hiện sàng lọc kỹ lưỡng và chọn lọc những ứng viên thực sự có tiềm năng. Không chỉ là những ứng viên có năng lực chuyên môn cao mà còn có thái độ làm việc tốt, luôn thể hiện sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc và có định hướng làm việc lâu dài.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẵn có
Mục tiêu phát triển thành công của tổ chức chỉ được hoàn thiện khi đội ngũ nhân viên không ngừng được nâng cao chất lượng và tạo cơ hội phát triển. Để làm được điều này, nhà quản trị cần quan tâm và đáp ứng triển khai những tiêu chí như:
· Triển khai các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó lâu dài hơn với tổ chức.
· Xây dựng môi trường làm việc tích cực, chủ động, thân thiện.
· Luôn hỗ trợ nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống
· Đề ra các mục tiêu công việc cụ thể, phù hợp với từng đối tượng nhân viên
· Đối với các nhân viên giỏi cần quan tâm áp dụng các chính xác đề bạt, thăng tiến
· Tạo môi trường làm việc cạnh tranh để khai thác tối đa điểm mạnh trong năng lực làm việc của nhân viên.
· Tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau thông qua các chương trình du lịch tham quan, tổ chức các hoạt động giải trí trong giờ làm để nhân viên giải tỏa áp lực, căng thẳng và tái tạo sức lao động.
Tổ chức chương trình đào tạo và phát triển nhân sự
Giờ đây việc triển khai các chương trình đào tạo nội bộ đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu then chốt của tổ chức đào tạo nhân sự là hỗ trợ các nhân viên có thể trở nên tự tin, chủ động và có trách nhiệm hơn nhiệm vụ công việc, phát triển những kỹ năng chuyên môn và tạo cơ hội tốt nhất để nhân viên có một lộ trình thăng tiến rõ ràng trong sự nghiệp cá nhân.
Trong một công ty sẽ có nhiều bộ phận khác nhau, định hướng nội dung đào tạo và phân chia các lớp đào tạo phù hợp. Tất nhiên đầu tiên phải kể đến các buổi đào tạo chung về công ty, kế tiếp là sắp đào tạo cho các vị trí khác nhau. Ngoài ra việc đào tạo thông qua hội thảo hay online là cần thiết.
Đưa ra các bài kiểm tra về tính cách và sức khỏe cho nhân sự và được tiến hành đánh giá bởi các chuyên gia nhân sự được chứng nhân, tìm hướng khắc phục những lỗ hổng trong nhân sự.
Thông qua đây các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và điểm yếu trong toàn bộ phận nhân, việc này cần thiết để hệ thống lại hoặc biết được cần phát triển và hỗ trợ nhân sự trong những điểm gì.
Xác định mối liên kết giữa lãnh đạo và nhân sự để thực hiện phát triển doanh nghiệp.
Sau các quy trình trên và kết quả đánh giá nhân viên, bạn đã có cái nhìn sâu sắc lực lượng nhân viên và tổng quan về sự liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên để làm việc hiệu quả. Tất nhiên không thể phủ nhận có những điểm khác biệt vô cùng lớn giữa sếp và nhân viên,
Mỗi vị trí giữ một vai trò chủ đạo khác nhau, điểm mấu chốt là sự kết hợp giữa các cập bậc này thành một hệ thống chuyên nghiệp và hiệu quả.
Cấp dưới là những cộng sự đắc lực và là người bạn trong công việc, vì vậy việc xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới là nhân tố ưu tiên hàng đầu để trở thành người lãnh đạo thành công. Hai bên cần thúc đẩy các giá trị gia tăng các mức độ tin tưởng và nhà lãnh đạo nên giúp các thành viên trong đội ngũ cảm thấy truyền cảm hứng, hứng khởi và cho phép đạt những thành tựu cao hơn trong công việc. Nhân viên biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc sát sao với mục tiêu của cấp trên.
Phát triển nhân sự = phát triển doanh nghiệp
Các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn trong đó việc cân bằng sự tập trung vào mục tiêu dài hạn và ngắn hạn vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo có xu hướng bỏ qua các khía cạnh quan trọng như nhân sự và thường họ “sẽ làm sau”. Tuy nhiên “sẽ làm sau” thường sẽ đến dưới tiêu cực nhiều hơn và có thể ảnh hưởng đến công việc trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nên chủ động việc đánh giá và giải quyết chức năng của từng bộ phận nhân sự sẽ ngăn chặn những bất cập có thể xảy ra ngay từ đầu, giúp cải thiện lợi nhuận và củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sưu tầm