Quản trị nhân sự: “Lòng biết ơn” cho nhà quản lý
Thường chúng ta nghe nói về “Lòng biết ơn” của nhân viên đối với sự nâng đỡ của sếp trong công việc, nhưng có khi nào bạn nghe đến “lòng biết ơn” đối cấp quản lý hay nhà lãnh đạo?
Lòng biết ơn là bài học đầu tiên và cũng là bảng cửu chương, mà người quản lý nên mang theo suốt hành trang sự nghiệp của mình
Ngày tôi vào mới vào làm, công ty tôi có gần 100 nhân viên, tron đó phòng nội thất là phòng ban nhỏ nhất với vỏn vẹn 3 nhân viên, doanh số lúc đó chỉ gần 200.000 USD
Vào năm đó, phía tập đoàn cử ông David làm giám đốc tại Việt nam, sau nhiều ngày nghiên cứu và tìm hiểu, giám đốc chia sẻ cùng trưởng phòng nhân sự như tôi về kế hoạch phát triển phòng ban nội thất: Mục tiêu của công ty tôi là mở rộng và đưa phòng ban này phát triển về nhân sự và doanh thu ngang bằng với các phòng ban trong công ty, đồng thời xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường trong 3 năm tới
Sau nhiều ngày cân nhắc, thay vì tuyển mới. Chúng tôi quyết định đề cử chị L, là người gắn bó lâu năm nhất trong phòng nội thất và cũng là người nắm giữ nhiều khách hàng quan trọng và cũng là người được đánh giá có trách nhiệm, chăm chỉ và cầu tiến trong công việc vào vị trí trưởng phòng
Từ chuyên viên dự án lên trưởng phòng. Chị L gặp rất nhiều khó khăn, như việc xây dựng quy trình cho phòng ban, chiến lược kinh doanh, cách quản lý và phát triển nhân viên …
Muôn vàn khó khăn, nhưng được sự hổ trợ của giám đốc và phòng nhân sự, cũng như các phòng ban khác … sau 3 năm, chúng tôi đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu đề ra, hiện tại phòng đã có 30 nhân sự, doanh số trên 3000,000 USD, trên thị trường chúng tôi đã có vị thế và tiếng tăm nhất định
Tuy nhiên, trong lúc tình hình kinh doanh của phòng đang tiến triển tốt cũng là lúc chúng tôi phải đối mặt với vấn đề cần giải quyết
Nhân viên phòng nội thất lần lượt xin nghỉ việc, từ cấp trưởng nhóm cho đến nhân viên, lý do xin nghỉ của họ đều giống nhau là không thể tiếp tục làm việc với chị L. Thêm vào đó là mâu thuẫn giữa chị L và giám đốc ngày càng căng thẳng, đến mức không còn làm việc được với nhau
Khi có được những thành công nhất định trong công việc, lúc này chị L trở nên rất ngạo mạn, suốt ngày la hét chưởi bới nhân viên, khinh thường và chê bai sếp của mình, hình ảnh của chị ngày càng xấu đi trong mắt mọi người
Thay vì động viên chia sẻ và hướng dẫn nhân viên trong công việc, Chị L với Thái độ khinh thường, chê bai, xoi mói và thường xuyên trách móc cấp dưới, chị luôn cho rằng họ không biết cố gắng, chị phủ nhận hết các công lao họ đóng góp là cho nhân viên trong phòng cảm thấy căng thẳng và áp lực, họ cảm nhận bao nhiêu cố gắng của họ đều không được ghi nhận thay vào đó chỉ là những lời trách móc, khiến họ không muốn tiếp tục công việc
Giám đốc công ty, cũng là người sếp trực tiếp của chị L, người từng cân nhắc chị lên vị trí ngày hôm nay, luôn ân cần hổ trợ chị hết lòng, thì chị lại phủi sạch công ơn và cho rằng đó là một may mắn cho công ty khi có được một người giỏi giang như chị, nếu không có chị thì sẽ không ai có thể thay thế và không có phòng nội thất như ngày hôm nay
Lòng biết ơn, thứ mà cô đã nợ công ty trong suốt thời gian qua, nợ một thái độ tử tế đối với những đồng nghiệp, cấp dưới … những người đã cùng cô đồng hành cho những thành công trong thời gian vừa qua, cô nợ một lời cảm ơn cho người giám đốc đã trao cho cô cơ hội, dìu dắc và nâng đỡ để cô có được như ngày hôm nay. Chúng tôi buộc phải ngừng hợp tác với cô tại đây không phải vì cô không có năng lực cũng không phải vì kinh tế suy giảm nhưng công ty không thể hợp tác với một nhân sự “vô ơn” như cô, đó là lời kết luận từ ban giám đốc công ty tôi
Khi đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp, bạn không nên tự cao, tự đại coi trời bằng vung, nhưng hãy biết ơn và cảm ơn những người đã cùng đồng hành với bạn trong suốt thời gian qua, bởi cho dù bạn giỏi tới đâu thì một mình bạn chắc chắn sẽ không thể làm nên một sự nghiệp lớn. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn nghi nhớ rằng là một nhà quản lý có “Tầm” thì bạn phải là người có “Tâm”
Maria Tran