Luật lao động: Doanh nghiệp nên làm gì để tránh các rủi ro pháp lý khi nhân viên nghỉ việc?
Hàng năm, có không ít doanh nghiệp phải bồi thường với số tiền hàng tiền tỷ đồng cho người lao động sau khi họ nghỉ việc, vậy lý do tại sao, do ai, là lỗi của doanh nghiệp hay người lao động ?
Khi làm công tác nhân sự lâu năm tôi mới hiểu ra rằng, người lao động khi đang là nhân viên thuộc công ty bạn thì họ là khách hàng là đối tác và là nguồn tài nguyên vô giá của doanh nghiệp, nhưng khi họ rời khỏi công ty có mộ số ít trở thành đối thủ cạnh tranh, hay thậm chí còn là kẻ phá hoại ..
Khi một nhân viên nghỉ việc, có rất nhiều nguyên nhân khách nhau có thể là do họ tự nguyện nghỉ, cũng có thể do công ty muốn sa thải họ ….
Dù là lý do nào, người làm công tác nhân sự sẽ là người nắm rõ nhất. Từ đó, dựa vào pháp luật lao động bạn cần cân nhắc kỹ và đưa ra cách dàn xếp phù hợp ngay từ đầu, tránh các rủi ro pháp lý đáng có
Trong bất cứ hoàn cảnh nào với bất kỳ lý do nào thì bạn nên hướng người lao động tình nguyện viết đơn xỉn nghỉ việc, đây là cách làm khôn ngoan giúp doanh nghiệp giảm tải nhiều áp lực về pháp luật và chi phí, đồng thời cũng đảm bảo các quyền lợi cho người lao động và đặc biệt hơn là giữ thể diện cho họ trong những lần xin việc kế tiếp
Khi công ty buộc phải tiến hành sa thải nhân viên, ngoài các rủi ro về pháp luật, kinh phí … doanh nghiệp bạn còn phải đối diện với các hệ quả khó lường, bởi cách làm này vô hình dung đã làm tổn thương đến lòng tự trọng, tự ái của một ai đó. Khi lòng tự trọng của con người bị xúc phạm họ sẵng sàng “chơi không đẹp” với công ty bất cứ lúc nào
Tiếp đến, bạn cần cẩn trọng trong việc hoàn thành đúng thời hạn và đầy đủ các hồ sơ liên quan như: chốt sổ bảo hiểm xã hội, quyết định thôi việc, thanh lý hợp đồng …. bạn nên hổ trợ và đồng hành để giải thích cặn kẽ cho người lao động về các quy trình lãnh bảo hiểm thất nghiệp, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục lãnh lương hưu ….
Hơn ai hết, bạn nên hiểu rằng nếu người lao động sau khi nghỉ việc tại công ty bạn, mà họ không lãnh được các chế độ vì bất kỳ lý do nào đó, thì chắc chắn họ sẽ quay lại tìm bạn và rủi ro pháp lý có thể xẩy ra từ đây
Vì thế, Việc am hiểu và nắm vững về luật lao động, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân … kết hợp với kỹ năng mềm như: khéo léo trong giao tiếp, khả năng truyền cảm hứng, đồng cảm, biết lắng nghe, mềm dẻo và linh hoạt xử lý tình huống, liêm chính trong việc cần bằng lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động … là chìa khoá vàng của người làm công tác nhân sự giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý khi nhân viên thôi việc.
Maria Tran