Quản trị nhân sự: Chỉ cần nhìn vào một điểm sẽ biết ngay một người có phải là nhà quản lý tốt hay không

Nhà quản lý ngoài kiến thức chuyên môn, cần vận dụng cho mình những kỹ năng quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhân viên

Giai đoạn mới bắt đầu của nhân viên

Với một Người trong giai đoạn bắt đầu công việc, họ cần được định hướng rõ ràng. Tại thời điểm này, nhân viên có giàu sự nhiệt tình với nhiệm vụ tuy chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ cần ai đó hướng dẫn cách thực hiện — theo quy trình từng bước một.

Giai đoạn học hỏi và phát triển

Khi nhân viên đến giai đoạn học hỏi, họ cần thêm định hướng đi kèm với sự huấn luyện và mức hỗ trợ cao nhằm giúp họ vượt qua giai đoạn chuyển mình khó khăn này.

Giai đoạn năng lực trung bình

Tại thời điểm này, năng lực nhân viên cao hơn nhưng vẫn cần được hỗ trợ. Mặc dù đã thành thục công việc, nhưng nhân viên cần thêm một số động viên để có thêm sự tự tin khi giải quyết vấn đề.

Giai đoạn nhân viên có năng lực chuyên môn cao

Cuối cùng, nhân viên đã đạt đến trình độ xử lý công việc một cách thành thục như một công việc đơn giản hằng ngày. Nhân viên trở nên đáng tin cậy trong mắt nhà lãnh đạo và được ủy quyền tự lập trong công việc và tự lập quyết định giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó.

Có rất nhiều đặc điểm làm nên những nhà lãnh đạo tuyệt vời, nhưng điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo tồi tệ

1. Không rõ ràng khi giao việc

Ngay từ đầu bạn không thể hiện cho nhân viên biết rõ bạn cần họ làm gì, làm cho kết quả công việc thu lại không được như mong muốn và gây bất mãn trong lòng nhân viên

2. Thiếu sự đồng cảm

Sự thấu cảm là một phẩm chất quan trọng trong kỹ năng lãnh đạo, và việc thiếu vắng khả năng này chính là một dấu hiệu rõ ràng của một nhà lãnh đạo kém. Nếu một người không thể đặt mình vào vị thế của những người xung quanh và nhìn mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau, anh ta hay cô ta sẽ không bao giờ là một nhà lãnh đạo tuyệt vời.

3. Sợ thay đổi

Thay đổi khiến tất cả mọi người sợ hãi, đặc biệt là khi thay đổi đó liên quan đến tiền bạc và/hoặc công việc. Nhưng những nhà lãnh đạo không thể dang tay đón nhận những thay đổi tất yếu sẽ bị tụt hậu và bỏ lại đằng sau.

4. Dễ thỏa hiệp

Khả năng phát hiện ra những tình huống đôi bên cùng có lợi (win-win) là tài năng thiên bẩm của một nhà lãnh đạo, nhưng những người nhanh chóng “xuống nước” thỏa hiệp thì lại không có lợi cho cả nhóm chút nào. Người lãnh đạo cần biết khi nào thì nên nhượng bộ và khi nào nên giữ vững lập trường của mình.

5. Độc đoán

Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng những người thích “chỉ tay năm ngón” sẽ trở thành sếp tốt. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược. Nếu một người chỉ thuần túy chỉ đạo cấp dưới phải làm gì, người sếp này sẽ không tạo được lòng trung thành từ phía nhân viên hay khiến họ cảm thấy tự chủ trong công việc. Những nhà lãnh đạo thực thụ sở hữu một đội ngũ nhân sự muốn được họ dẫn dắt.

6. Thiếu quyết đoán

Người lãnh đạo luôn phải đưa ra quyết định, và do đó, nếu một người luôn luôn dao động giữa các lựa chọn từ lớn đến nhỏ - từ việc ai nên chịu trách nhiệm tiếp đón một khách hàng nào đó đến việc đi đâu dùng bữa trưa – thì họ có thể sẽ gặp khó khăn ở vị trí lãnh đạo. Bởi, đây là một biểu hiện của sự thiếu tự tin.

7. Không giỏi đánh giá người khác

Một người không nhìn ra con người và tính cách của bạn bè và đồng nghiệp, đưa ra những lời bào chữa hoặc không thể đánh giá đúng bản chất người khác, sẽ không thể chọn ra những người có khả năng đưa mình vươn đến đỉnh cao.

8. Thiếu cân bằng

Một người luôn đến văn phòng sớm nhất và về muộn nhất có vẻ là ứng cử viên lý tưởng cho sự thăng tiến, nhưng hãy tự hỏi mình xem liệu những người đó có cân bằng được cuộc sống và công việc hay không. Việc mất cân bằng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy kiệt tinh thần và thể chất, và có thể cũng là dấu hiệu cho việc họ sẽ có những mong đợi vô lý từ những thành viên khác trong nhóm.

9. Thiếu khiêm nhường

Những người làm ra vẻ mình có thể làm tất cả - và là người duy nhất có thể làm tốt mọi việc – khó có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bởi họ sẽ rất bận rộn làm việc thay cho tất cả những người khác. Việc quản lý vi mô thực sự là không quá cần thiết.

****

Có quá nhiều bài phân tích trên mạng nói về một người lãnh đạo có tốt hay không? nhiều khi có quá nhiều thông tin sẽ làm cho bạn khó nhận ra đâu là đúng và đâu là chưa đúng từ đó làm cho bạn cảm thấy hoang mang trong việc phán đoán và đánh giá

Vì vậy, bạn chỉ cần nhìn vào một điểm thôi cũng có thể giúp bạn đánh giá chính xác một nhà lãnh đạo có tốt hay không?

Thực tế trong suốt quá trình lãnh đạo, nhà lãnh đạo không có lấy một nhân viên “ trung thành”  với mình thì đó là điểm “then chốt” cho thấy người đó không phải là một nhà lãnh đạo tốt

                                                                                               Maria Tran